Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

 PHÍA ẤY CÓ BÌNH YÊN

Một chút lá vẫn cứ rơi nhè nhẹ
Cho sấu vàng thêm chín cả bờ hiên.
Một chút nắng vẫn cứ vương nhè nhẹ.
Hỏi ráng chiều phía ấy có bình yên?

Một chút gió vẫn cứ ru nhè nhẹ.
Như bước chân ai ghé qua thềm.
Cho ký ức vẫn vọng về khe khẽ .
Mây buồn, nỗi nhớ lại buồn thêm.

Một chút hờn ghen, em đỏ mắt.
Muôn thưở tình yêu, biết thế rồi.
Một chút giận hờn, anh lặng ngắt.
Để bây giờ hai đứa ở hai nơi.

Một chút thôi, anh vô tình. Em trách!
Một chút thế thôi, cũng dỗi hờn.
Một chút thôi, hững hờ. Em xa cách!
Giờ chỉ là một chút nhớ. Không hơn.



Một chút không em, anh cô độc.
Lang thang như mây trắng cuối trời.
Một chút không em, chiều tĩnh mịch.
Tha thẩn đường về, bóng nắng vơi.

Một chút, anh vô tình. Một chút.
Mất nhau rồi, một chút cứ vấn vương.
Một chút , anh dại khờ. Một chút.
Nắng vẫn vàng cháy bỏng những nhớ thương.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

VẠT NẮNG


Xưa bé, bố đưa con đến trường
Lớn hơn, tóc bố nhuốm phong sương
Con vừa mới lớn đã nhòa lệ
Bố mất, còn ai để cậy nương ?

Sinh - tử, phải chăng là chuyện thường ?
Sao đành nỡ cách biệt âm dương
Bố đi, vĩnh viễn lìa con trẻ
Để lại riêng con nỗi xót thương

Sinh - tử, xưa nay vốn lẽ thường
Nhưng lòng con mãi vẫn thê lương
Đường đời nếu ngã không ai đón
Ai biết, ai hay nỗi đoạn trường...

-- Tứ Diễm

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Viết cho anh
Nếu biết rằng ta mãi là của nhau
Thì em đã chẳng nói lời vĩnh biệt
Nhưng anh ơi! Đó không là sự thật
Em và anh chẳng thể là của nhau
Em biết một mai thôi anh ơi
Anh sẽ là của một người con gái khác
Em bơ vơ trên cõi đời lưu lạc
Biết về đâu khi đã mất anh rồi
Người ta bảo "hai trừ một còn một"
Nhưng với em nó chẳng còn gì
"Một" có nghĩa gì đâu cơ chứ?
"Một" đơn côi, cô lẻ, bơ vơ...
Nếu biết rằng quên anh là khó
Chẳng dại gì ngày đó em quen anh
"Nếu biết rằng yêu là đau khổ
Thì nhân gian đừng có chúng mình"
Rằm Tháng 7- ngày lễ của người Việt được giới tăng ni Phật tử gọi là ngày Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh....
thư pháp chữ cha mẹ
Vu lan là dịp để tưởng nhớ và báo hiếu đến cha mẹ
1. Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát".

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Và thế là mỗi năm khi ngày này đến gần, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn hơn với công việc chuẩn bị cúng rằm nhớ ơn tổ tiên, lên chùa khấn cầu Phật phù hộ cho gia đình, cha mẹ được bình an phúc đức, tất bật chuẩn bị những mâm lễ cúng chúng sinh. (VNN).

2. Theo Phật Quang Đại từ điển, mục từ: Vu Lan Bồn. Phạm: Ullalambana. Cũng gọi: Ô lam bà noa. Chữ Hán dịch là Đảo huyền. Cũng gọi là Vu lan bồn hội, Bồn hội. Chỉ cho nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm căn cứ theo lời Phật dạy trong kinh Vu lan bồn tạo các khu vực theo Phật giáo thuộc hệ thống Hán ngữ.

Vu lan bồn là dịch âm từ chữ Phạm Avalambana (Đảo huyền = treo ngược), ví như nỗi khổ của người chết giống như cái khổ của người bị treo ngược, cực kỳ đau đớn. (...)

Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não liên tục, thấy rồi, ngài Mục liên dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ, nhưng do chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Để cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ này, ngài Mục liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu, Phật liền dạy ngài Mục liên vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc hạ an cư) , dùng thức ăn uông đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam bảo sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời. ..

Còn theo Kinh Đại bồn tịnh độ thì vua Bình sa, cư sĩ Tu đạt, phu nhân Mạt lợi ...y theo phương pháp của ngài Mục liên là 500 bồn vàng đựng thức ăn dâng cứng đức Phật và chúng tăng để cầu diệt trừ tội nghiệp của cha mẹ 7 đời.

Tại Trung Quốc, theo truyền thuyết, vua Vũ đế nhà Lương là người đầu tiên cử hành hội Vu Lan bồn. (Trích: Phật Quang Đại từ điển, tập 6 do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch. Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, trang 7241- 7242).

3. Theo Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam, mục từ Vu Lan (lễ)(Phật giáo).

Vu Lan (bồn) là cái chậu đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng. Lễ Vu Lan cử hành vào rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, là lễ dâng các phẩm vật cúng chư tăng đựng trong chiếc Vu Lan cầu xin cho vong hồn người thân thoát khỏi nơi địa ngục. Rằm tháng 7 âm lịch gọi là ngàu vong nhân xá tooijm nghĩa là dưới âm phủ, ngày hôm ấy các vong hồn được tha tội. Bởi vậy đốt vàng mã cúng gia tiên.

(Trích Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam. Hữu Ngọc chủ biên. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, trang 750).

Đọc thêm: Gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên
lễ vu lan
Nguồn gốc lễ Vu lan
Hôm nay là ngày Lễ Vu Lan, 15 tháng bảy âm lịch theo Phật giáo Việt Nam, trích bài "Gương hiếu hạnh Đức Mục Kiền Liên" của Hòa thượng THÍCH THANH TỪ để mọi người cùng đọc.

Ngày lễ này có ý nghĩa rất lớn vì đây là ngày Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi khổ hình trong địa ngục. Tại sao Ngài Mục Kiền Liên là vị đệ tử của Phật, cũng như bao nhiêu vị A la hán khác nhưng chúng ta lại đặt quan trọng? Bởi vì người Việt Nam lâu nay nặng về chữ Hiếu, tổ tiên ông bà cha mẹ đều lấy chữ Hiếu làm đầu. Gương của ngài Mục Kiền Liên là một gương sáng nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ, nên rất thích hợp với Phật giáo Việt Nam.

Cho nên Phật giáo nước ta xem ngày Lễ Vu lan rất quan trọng, để nhắc nhở tất cả Phật tử đều ý thức ngày lễ này là một hình ảnh đẹp, là một tấm gương sáng ngời, chúng ta phải hằng nhớ hằng biết, chớ không thể lơ là được. Người Việt Nam mình tôn trọng chữ Hiếu làm đầu, điều này có sai lệch không? Chắc là không. Bởi vì ai cũng thấy rõ, chúng ta nhờ thừa hưởng sự trao truyền từ cha mẹ mà mình có hình hài, có thân thể này. Sự trao truyền đó là huyết thống, chớ không phải chuyện ở bên ngoài. Cho nên mọi hay dở tốt xấu của chúng ta là niềm vui buồn hay đau khổ của cha mẹ. Bổn phận làm con không bao giờ quên ơn cha mẹ, bởi vì thâm ân đó không thể nào chối cãi, không thể nào từ bỏ được.

Người nào thấy cha mẹ già có vẻ lẩm cẩm một chút mà xem thường cha mẹ là có lỗi lớn. Dù cha mẹ lẩm cẩm bao nhiêu đi nữa, nhưng chúng ta cũng nhớ rằng bản thân mình là một phần của thân thể cha mẹ, không thể tách rời, không thể đứng riêng, dù muốn chối bỏ cũng không chối bỏ được. Thân này đã là của cha mẹ mà mình phụ rẫy, vong ân thì điều đó thật vô nghĩa, không xứng đáng là một con người. Do đó lòng hiếu thảo đối với chúng ta là một chân lý. Trên thế gian này không có ân nào quý trọng và cao cả bằng ân cha mẹ. Nếu ân cao cả như vậy mà chúng ta quên đi thì những ân thường trong xã hội, ân của bạn bè giúp đỡ, chúng ta làm gì biết ơn và đền ơn.


Như vậy muốn thành người tốt, có đạo đức, trước tiên phải là người con hiếu thảo. Người Phật tử không phải tu theo Phật để chỉ cầu giải thoát sanh tử thôi, mà còn tu trong bổn phận làm người, trong đó cha mẹ là trên hết. Đối với cha mẹ mà quên thì cầu thành Phật, cầu giải thoát, e rằng chưa được. Vì sao? Vì ngài Mục Kiền Liên đã chứng A la hán rồi mà còn chưa quên công ơn của mẹ, huống nữa chúng ta là phàm Tăng phàm Ni, lại không nhớ không kể gì đến ân cha mẹ, đó là một điều thiếu sót không thể chấp nhận được.

Vì vậy ngày Lễ Vu lan vừa là lễ Phật, lễ Bồ tát, lễ A la hán tức ngài Mục Kiền Liên, mà cũng là một ngày gợi nhắc lại cho chúng ta tinh thần cao đẹp của tổ tiên mình. Chúng ta phải nhớ ngày Lễ Vu lan có ý nghĩa trọng đại như thế, chớ không phải tới ngày này chỉ cầu nguyện cho ông bà siêu sanh Tịnh độ thôi, mà chúng ta luôn nghĩ tới bổn phận làm con đối với cha mẹ. Nghĩ đến tình thương cha mẹ đối với chúng ta như thế nào để cố gắng tu hành, cố gắng đền trả công ơn lớn lao của cha mẹ. Như vậy mới xứng đáng là người con Phật, cũng xứng đáng là người Phật tử Việt Nam.

Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ngài Mục Kiền Liên đã tu chứng lục thông, có thể đến được chỗ của mẹ ở trong cõi ngạ quỷ đói khát, mà không dùng thần thông cõng mẹ chạy lên cõi Trời cho sung sướng? Tại sao thấy cảnh mẹ khổ rồi khóc trở về, không làm gì được? Đó là một vấn đề cần phải hiểu rõ. Trong nhà Phật có câu “Thần thông bất năng địch nghiệp”, nghĩa là thần thông không thể diệt được định nghiệp. Nghiệp đã nhất định rồi, dù có thần thông cũng không đổi dời được.

Như trường hợp Đức Phật khi đã đắc quả rồi, dòng họ Thích bị vua Lưu Ly cử binh sang đánh. Đức Phật nhiều lần khuyên ngăn nhưng không được, cuối cùng Phật cũng đành chịu để vua Lưu Ly chém giết dòng họ Thích Ca. Như vậy để thấy khi định nghiệp có rồi thì khó cải đổi được. Đức Phật không cứu được dòng họ cũng như ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ, dù là có thần thông. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ thần thông không chuyển được định nghiệp của người khác.

Trong nhà thiền thì xem thường thần thông lắm. Như tổ Hoàng Bá ở Trung Hoa, ngài lên núi Thiên Thai vào mùa mưa, khi xuống núi gặp một vị Tăng, cả hai kết bạn cùng đi. Đi một đỗi gặp dòng suối lớn, nước chảy mạnh, đằng xa có một con thuyền. Vị Tăng cùng đi bảo “huynh đi qua đi”, ngài Hoàng Bá nói “huynh qua được thì cứ qua trước”. Vị Tăng nọ liền vén áo, đi thật nhanh trên mặt nước qua bờ bên kia. Ngài Hoàng Bá dùng thuyền qua sau. Đến bờ bên kia, người bạn đồng hành cười ra vẻ xem thường ngài không có thần thông.

Ngài hỏi: - Huynh tập bao lâu mới được thần thông?

Đáp: - Ba mươi năm.

Ngài Hoàng Bá nói: - Công của huynh tập ba mươi năm, giá đáng hai xu thôi.

Vì bỏ ra ba mươi năm để có thần thông đi qua dòng suối, trong khi thiền sư chỉ cần tốn hai xu qua đò là xong. Nên ngài nói công tập ba mươi năm chỉ đáng giá hai xu! Như vậy để chúng ta hiểu đạo Phật trọng tu hành chuyển nghiệp hơn là thần thông. Bởi vì nghiệp mình tạo sẽ chuốc quả khổ, người khác có thần thông không cứu được. Muốn hết nghiệp phải chuyển từ lúc ban đầu, chớ không phải luyện tập thần thông mà được.

Nghiệp của bà Thanh Đề, mẹ ngài Mục Kiền Liên là nghiệp gì? Bỏn xẻn là một phần nhỏ, lớn hơn là lòng hiểm ác. Từ nghiệp hiểm ác bỏn sẻn mà đọa vào kiếp ngạ quỷ, làm quỷ đói. Đã đọa rồi thì phải chịu quả, dù con mình có thần thông cũng không cứu được. Cho nên biết thần thông không chuyển được nghiệp, chỉ tu mới chuyển được thôi. Đó là giải đáp thắc mắc về vấn đề thần thông.

Còn một vấn đề nữa, sau khi ngài Mục Kiền Liên về, trình lên Phật nỗi đau khổ vì thấy mẹ đói, Ngài đem cơm cho mẹ ăn mà bà ăn không được. Ngài muốn cứu mẹ, không làm sao cứu được. Phật mới dạy Tôn giả thỉnh chư Tăng cầu nguyện cho mẹ Ngài chuyển kiếp ngạ quỷ. Sau khi tổ chức Lễ Vu lan rồi, chư Tăng thọ trai xong, đồng thời nguyện cầu cho bà chuyển được tâm niệm ác độc trở thành tâm niệm lương thiện. Nương nơi sức cầu nguyện của chư Thánh tăng, bà chuyển được tâm xấu ác thành tâm thiện lành, liền sanh lên cõi Trời. Nhân đó, người ta đặt câu hỏi đạo Phật nói nhân quả, tạo nhân nào thì chịu quả nấy, tại sao cầu nguyện liền mất hết quả cũ. Như vậy lý nhân quả nằm ở chỗ nào? Đó là một vấn đề.

Quý Phật tử nên biết không phải chư Tăng tụng kinh cầu nguyện, liền đó bà Thanh Đề được sanh về cõi Trời. Hương linh của người chết đọa vào kiếp ngạ quỷ, họ sống, họ ăn bằng cái tưởng. Chúng ta cúng cô hồn gồm muối, gạo, cơm cháo…, cúng rồi còn hay hết, cúng rồi còn nguyên. Như vậy rõ ràng do tâm tưởng, họ ăn được no. Họ ăn bằng cái tưởng nên họ sống bằng tâm tưởng nhiều hơn sống bằng cái thực. Vì thể xác của họ không nặng nề như mình, mà nhẹ nhàng như bóng như gió vậy. Do sống bằng tâm tưởng nên khi chuyển tâm tưởng lại thì liền đó thoát khổ. Khi chư Tăng nguyện lành cho bà, bà thức tỉnh chuyển tâm hiểm ác keo kiệt trở thành tâm lương thiện, liền sanh cõi Trời. Như vậy không phải chư Tăng có khả năng đưa bà lên cõi Trời, mà do bà chuyển được tâm niệm nên sanh về cõi Trời.

Lúc trước bà chết, tâm hiểm ác keo kiệt dẫn bà đi vào cõi Ngạ quỷ. Thế thì quý Phật tử nhất là những vị lớn tuổi cần phải đề phòng. Chúng ta khi ra đi sẽ theo tâm tưởng mà thác sanh. Tưởng lành tưởng ác sẽ dẫn mình đi vào đường lành đường ác. Do đó nhà chùa hay tổ chức lễ cầu nguyện cho người sắp lâm chung, chư Tăng chư Ni hoặc huynh đệ Phật tử tới hộ niệm để làm gì? Bởi vì khi chúng ta sắp xả thân, thể xác này đau đớn khổ sở vô kể, vì lo đau đớn nên quên niệm lành. Bây giờ muốn được niệm lành phải có sự trợ lực của chư Tăng chư Ni hoặc huynh đệ, cùng đọc lên những lời dạy của Phật tức là đọc kinh, để mình nhớ lại Phật mà quên những niệm xấu. Nhờ nhớ Phật, quên niệm xấu nên nhắm mắt mình đi đường lành. Đó là ý nghĩa quan trọng của người trợ niệm.

Chúng ta khi còn khỏe mạnh tỉnh táo nghĩ tới điều lành, nghĩ tới lời Phật dạy không khó. Nhưng lúc đau đớn khổ sở, thân thể bức ngặt quá, thật là khó nhớ. Cho nên bây giờ chúng ta ráng tu, ráng gìn giữ tâm tư trong sáng. Những tâm tư trong sáng đó giúp mình khi bức bách không bị quên, không bị xao lãng, nếu không tu như vậy tới chừng đó chúng ta không thể chuyển kịp. Nhiều người khi sống cũng làm đôi ba việc thiện, nhưng khi chết đau khổ quá, ai làm trái ý liền nổi giận lên. Chính cái giận đó sẽ dẫn họ đi vào đường ác, gọi là cận tử nghiệp, cái đó hết sức hệ trọng. Quý Phật tử nghĩ đến sự tu thì ráng tập tâm tư của mình luôn luôn trong sáng. Khi gần nhắm mắt được chư Tăng chư Ni hoặc các Phật tử giúp cho, mình cố gắng thêm quên cái đau đớn, chỉ nhớ Phật, đó là duyên tốt để đi đường lành. Người thân cũng nên nhớ đừng gây phiền hà buồn bực làm cho thần thức kẻ sắp lâm chung đi vào đường khổ.

Bởi vậy tinh thần hiếu thảo của Phật tử là phải quý trọng giờ lâm chung của cha mẹ, đem hết lòng thành kính thỉnh mời chư Tăng chư Ni tới để trợ lực giúp cho cha mẹ tỉnh táo, nhớ được điều lành. Đây là việc hết sức thiết yếu. Phật tử nhớ chúng ta tu là làm sao cho hiện đời được an lạc, khi nhắm mắt đi trên đường lành. Đó là người biết lo xa, chuẩn bị trước, không phải tu chỉ để được phước. Được phước mà tâm còn tối tăm, xấu xa thì phước chưa đủ để đưa mình tới chỗ lành.

Như chúng ta thấy có nhiều con chó sướng hơn con người, phải không? Nó được cưng được quý, trong khi nhiều con người sống lang thang rất khổ sở. Bây giờ đặt câu hỏi ngược lại, có phước mới được làm người, vô phước mới làm súc sanh, tại sao đã làm súc sanh mà sướng hơn người? Đó là một vấn đề chúng ta cần phải hiểu rõ. Bởi vì người vừa làm phước vừa tạo tội nên sanh có quả không cố định được. Ví như người đi ăn trộm được tiền nhiều, họ đem cúng chùa một phần, hưởng một phần. Như vậy một bên làm tội một bên làm phước. Có tội thì phải đọa, nhưng làm phước thì hưởng phước. Cho nên tuy tội đọa làm súc sanh mà vẫn hưởng được phước sung sướng. Phật tử tu làm sao để vừa được làm người, vừa có phước nữa, chớ đừng có phước mà không được làm người, uổng lắm. Hiểu rõ như vậy chúng ta sẽ không thắc mắc về thân phận và quả phước khác nhau của chúng sanh.
Xao xuyến Thu nay

Tháng Tám năm nay có gì lạ mà xao xuyến khác thường. Có phải những ngày đầu tháng 8 là nắng đến cháy người và trời cao vời vợi trong tiết Xử thử xanh ngằn ngặt. Không chỉ trời mô xanh bằng trời Can lộc như trong lời thơ Phương Thúy để nhạc sỹ tài danh Doãn Nho phổ nhạc. Mà cả trời Hà Tĩnh xanh. Xanh chuẩn bị lập thu. Xanh thảng thốt với nắng mưa của bão kép số 3 số 4.

Có thể nỗi niềm hơn bởi Thu nay, tháng 8 năm 2011 này, Hà Tĩnh trong niềm vui chung ngày hội toàn dân có niềm vui riêng của ngày lập tỉnh. Của 20 năm ngày tái lập. Những niềm vui, xao xuyến không dễ có trong đời người khi đếm những cột mốc thời gian. Con số thì khô khan nghèo nàn mà sự kiện thì sôi động, giàu có.
Lịch sử đã có lý của mình khi qua nhiều chọn lựa để cuối cùng định danh cho một vùng quê. Tỉnh Hà Tĩnh, một trong 30 tỉnh của nước Đại Việt được thành lập năm 1831 dưới Triều vua Minh Mạng. Tới thu này này là chẵn 180 năm. Trong chặng đường gần 2 thế kỷ ấy, Hà Tĩnh đã mấy lần hoán đổi tách chia. Không tính đến những buổi đầu sơ khai, nội dưới Triều Vua Tự Đức, Hà Tĩnh cũng đã hai lần thay tên đổi dạng. Năm 1853 đổi là Đạo Hà Tĩnh, Quản Đạo lệ vào bộ máy quan lại ở Nghệ An. Tới năm 1875 lại trở về Hà Tĩnh.
Xao xuyến Thu nay
                                            Hà Tĩnh quê thơ
Không chỉ dưới thời phong kiến, Pháp thuộc, mà trong chính thể Dân chủ Cộng hòa, Hà Tĩnh cũng lại hai lần sáp nhập rồi chia tách. Năm 1976 gộp 2 tỉnh thành Nghệ Tĩnh. Năm 1991 lại tách chia. Và Hà Tĩnh lại trở về Hà Tĩnh. Để Thu này cũng lại chẵn 20 năm ngày tái lập Hà Tĩnh mình.
Những băn khoăn chọn lựa của lịch sử lại thêm một lần có lý. Âý bởi vì, dẫu sát núi liền sông nhưng Hà Tĩnh vẫn là một cõi riêng không thể lẫn. Một vùng đất thiêng đã sản sinh những con người tuấn kiệt. Nơi đây từng nuôi dưỡng Nguyễn Du- danh nhân Văn hóa Thế giới, tác giả của Truyện Kiều bất hủ. Nơi quê hương của những Ông hoàng Thi ca và Toán học: Huy Cận, Xuân Diệu, Lê Văn Thiêm và bao tên tuổi lớn khác. Nơi những cánh chim đầu đàn đi làm Cách mạng : Trần Phú, Hà Huy Tập. Nơi đốm lửa chống Pháp được nhen lên từ tay Hầu Tạo, Phan Bô đến bó đuốc 10 năm của Phan Đình Phùng gan góc. Nơi máu xương của dân cày nghèo đổ xuống Ngã ba Nghèn. Tới Ngã ba Đồng Lộc thì người Hà Tĩnh đã đi trọn cuộc trường chinh Gỉai phóng dân tộc thống nhất non sông.
Một Hà Tĩnh được định danh, điểm mặt, không thể lẫn trong đoàn quân của hai miền Nam Bắc, của hơn sáu chục tỉnh thành trong toàn cõi Việt Nam.
Một Hà Tĩnh không chỉ giỏi đánh giặc ngoại xâm mà còn giỏi diệt gặc đói giặc dốt. Biết làm tốt công tác Sửa sai, trồng thêm ngô và lúa. Lời Bác dạy khi Người về thăm Hà tĩnh đã trở thành động lực, tiếp thêm sức mạnh, để Hà Tĩnh biết nuôi người nuôi chữ, từ trang vở học trò Cẩm Bình tới những tri thức lớn Khoa học: Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu và bao hiền tài, nguyên khí Quốc gia hôm nay.
Một quê cha Hà Tĩnh, đất hẹp khô rang, đói bao thuở, cơm chia phần từng bát (Xuân Diệu) nay lương thực bình quân đầu người cao nhất trong 6 tỉnh Khu bốn. Một Hà Tĩnh đi từ các dự án nhỏ lẻ tới thu hút đầu tư hơn 250.000 tỷ đồng. Từ Khu Cảng nước sâu Vũng áng tới Dự án Mỏ sắt Thạch khê, Hà Tĩnh đã có cơ để trở thành một tỉnh nhiều tiềm năng Công nghiệp. Người Hà Tĩnh từ bỡ ngỡ ban đầu đến mạnh dạn tiếp cận với các khu du lịch sinh thái, đô thị - dịch vụ, liên hợp gang thép, lọc hóa dầu, luyện thép, nhiệt điện và cửa khẩu quốc tế. Bao nhiêu lao động, bao nhiêu ngành nghề, một Hà Tĩnh đang trở mình đứng dậy và đã thực sự nổi bật lên.
Một Hà Tĩnh với 48 mã ngành nghề đang được đào tạo tại trường Đại học Hà Tĩnh, tại 3 trường Cao đẳng: Y tế, Dạy nghề và Văn hóa Thể thao Du lịch. Một thế hệ người Hà Tĩnh mới đang trưởng thành từ truyền thống 180 năm thành lập tỉnh. Một minh chứng của 20 năm ngày tái lập. Một Hà Tĩnh cho ai đi mô rồi cũng nhớ về..
Cứ thấy lâng lâng một niềm tự hào. Dẫu không ai sống bằng quá khứ. Nhưng không có ngày qua thì làm sao có được hôm nay. Từ Hà Tĩnh rồi Đạo Hà Tĩnh, từ An Tĩnh, Nghệ Tĩnh và cõi riêng Hà Tĩnh. 180 năm và 20 năm! Bình tâm nhìn lại chặng đường đã qua sẽ thấy rõ hơn sức vươn lên từ Liên Thành (Thành Sen) tới Hà Tĩnh thành phố đô thị loại 3. Và như thế sẽ biết Hà Tĩnh mình đang ở đâu trên chặng đường tiến lên của toàn dân Việt.
Có phải vậy chăng mà những ngày Thu này, lòng mình thường xao xuyến? Hay nắng gió mùa Thu đang dào dạt đất trời?
Trần Đắc Túc
Gửi các bác bài thơ về Hà Tĩnh quê choa 
Hà Tĩnh ca.
Hà Tĩnh đích thị quê choa,
Người người chắc nịch, làn da đen sì. 
Nói về việc học hành thì, 
Dân choa vô đối so bì mần chi?  
Sĩ tử lều chõng đi thi, 
Không về giải nhất cũng nhì hoặc ba.  
Choa đây không phải ba hoa, 
Vì choa vốn tính thật thà dân quê.  
"Kia" thì choa nói là "tê" , 
Con me* đích thị con bê bay hầy!!  
Dân choa cũng nỏ biết rầy,**  
Đôi khi có tính cù nhầy dây dưa.  
Tính tình nhiều nắng ít mưa, 
Có chi nói thẳng khó vừa lòng ai.
Đặc sản chủ yếu sắn- khoai
Lại thêm món kẹo CU HAI*** ngọt dài 
Quê choa rành lắm người tài,  
Thông minh cộng với miệt mài mà nên.  
À, choa lại phải nói thêm, 
Hà Tĩnh choa vốn "búa liềm công nông",  
Đập*** thì chỉ đập hội đồng, 
Ai trêu Hà Tĩnh  đừng mong về nhà
Đôi lời phác họa quê choa
Thích, đọc, Nỏ thích, Choa đây Nỏ cần…/..

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Huhu
Trời ạ, cuộc đời đôi lúc nghĩ cũng bi đát quá, lắm lúc nghĩ; thôi thì phiên phiến cho nó qua đi rồi ngày mai bình minh sẽ tới. Nhưng thêm một ngày là thêm một nỗi buồn. Mới đây thôi qua đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ mình được chẩn đoán là bị tiểu đường, chà ăn không ngon, ngủ không yên, buồn ơi là buồn. Thằng chồng yêu quý nó lại bảo viết đơn li hôn đi anh ký cho, có lẽ ông trời không muốn cho mình còn được sống tiếp để khỏi buồn hay sao nhỉ. Ôi đời chán như con gián.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Buồn!!!!!
 
Hết rồi những phút mặn nồng
Còn đâu, đâu nữa, tình hồng như mơ
Đời buồn như những dòng thơ
Để tôi cô lẽ bơ vơ một mình

Làm sao quên được chữ tình
Làm sao quên hết bóng hình người xưa
Trời ơi, xin đổ cơn mưa
Xoá đi hình bóng người chưa trở về

Anh đi chẳng nhớ lời thề
Bỏ quên ai đã cận kề từng đêm
Anh giờ nệm ấm chăn êm
Sao tôi vẫn nhớ để thêm đau lòng

Từng đêm lạnh lẽo cô phòng
Tim đau buốt giá từng dòng lệ rơi
Anh đi tâm trí thảnh thơi
Mặc tôi ở lại chơi vơi đợi chờ

Chiều buồn chân bước thẩn thờ
Trách ai đã nỡ hững hờ tình tôi
Ở phương trời mới xa xôi
Chúc anh hạnh phúc đẹp đôi cùng người

sưu tầm
Gió Cuốn Đi.


Thà làm con gió cuốn đi
Còn hơn giữ mãi , tình si nhớ người
Bao nhiêu kỷ niệm buồn vui
Thả theo gió cuốn chôn vùi hư không !

Đêm đêm mõi mắt chờ mong
Nhớ người tình bạc , mà lòng quặn đau
Lệ nào mình khóc cho nhau
Giọt nào em giử Tình sầu dỡ dang
Duyên xưa nay đã lỡ làng
Người xưa giờ cũng , sang ngang mất rồi

Còn gì ở lại trong tôi
Còn chăng kỷ niệm , một thời yêu thương
Ôi ! Tình sao mãi vấn vương
Mượn cơn gió cuốn đi đường tình yêu...

Cho lòng đừng thấy cô liêu
Để tim đừng vướng lụy nhiều đắng cay..
Đêm nay cạn chén tình say
Rồi mai Ta lại đón ngày vui tươi ...!!!


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

CHUYỆN CƯỜI.....

Ông nọ nổi tiếng trong đám bạn bè là người tiết kiệm, kể cả trong lời nói.
Hôm ấy có một người phụ nữ ở công ty sản xuất đồ bếp đến gõ cửa xin gặp vợ ông để chào hàng, ông đáp rằng bà ấy không có ở nhà.
- Vậy tôi có thể chờ bà nhà được không ? – Người phụ nữ hỏi.
Người đàn ông đưa chị ta vào nhà và để chị ta ngồi chờ trong 3 tiếng đồng hồ. Cuối cùng, sốt ruột quá chị ta hỏi:
- Ông có thể cho biết bà nhà bây giờ ở đâu không?
- Bà ấy ở ngoài nghĩa trang – Người đàn ông trả lời.
- Thế bao giờ bà ấy về?
- Tôi không biết, bà ấy ở ngoài đó đã 11 năm rồi.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Môt bà vợ soi mình trước gương trước khi đi ngủ và nói với chồng:
- Mình ơi, trông em thật kinh khủng, béo và xấu nữa… Cho em một lời nhận xét tốt hơn đi mình.
Anh chồng bỏ quyển vở ra trả lời:
- Ừ, thị lực của em thật tuyệt hảo!

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong đêm tân hôn, chồng âu yếm hỏi vợ:
- Lúc chưa lấy anh, em sợ điều gì nhất?
- Em… ngại quá!
- Đừng ngại, cứ nói đi em yêu!
- Em… em sợ… ế chồng!


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một đôi vợ chồng mới cưới được hai tuần. Anh chồng, mặc dù đang say mê với tình yêu nhưng vẫn muốn được đi nhậu cùng bạn bè. Vì thế, anh ta năn nỉ vợ:
“Em thân yêu, anh sẽ về ngay thôi”.
“Anh định đi đâu, chàng ngốc của em?” – cô vợ hỏi.
“Anh đi đến quán rượu, khuôn mặt xinh đẹp của anh ạ, sẽ uống chút bia”.
“Anh muốn uống bia hả tình yêu của em?”
Cô mở cửa tủ lạnh và chỉ cho chồng thấy 25 loại bia khác nhau, nhãn hiệu từ 25 nước: Đức, Hà Lan, Nhật Bản,…
Anh chồng còn chưa biết phải làm gì, điều duy nhất anh ta nghĩ là: “phải rồi, kẹo mút của anh. Nhưng ở quán rượu… em biết không… người ta có những cái cốc lạnh băng…”
Anh chồng chưa kịp nói hết câu, cô vợ đã ngắt lời:
“Anh muốn cốc lạnh ư, cún con?”
Nói rồi cô lôi ra một cái cốc đựng đóng băng khiến cô run lên khi cầm vào nó.
Anh chồng đã hơi tái tái, nói: “Phải, cô nàng chu đáo, nhưng ở quán người ta có món nhắm rất ngon… Anh sẽ không đi lâu đâu, sẽ về ngay mà. Anh hứa, đồng ý nhé?”
“Anh muốn món nhậu ư, gấu con của em?”
Cô mở tủ lạnh ra lấy 5 cái đĩa đầy 5 nón nhắm khác nhau: cánh gà rán, chân gà nướng, thịt lợn nướng…
“Nhưng, nhưng mật ong của anh…ở quán rượu, em biết không… có những tiếng chửi, những tiếng lóng bẩn thỉu và nhiều hơn thế”.
Cô vợ trả lời: “Anh muốn những tiếng chửi thề ư, bánh sáp ong?… Nghe nhé đầu đất! Uống ngay cái thứ bia chết tiệt trong cái cốc đóng băng quỷ của anh rồi ăn đồ nhắm dở hơi mà bà đây đã làm đi. Bởi vì anh sẽ không đi đâu hết. Hiểu chưa, đồ khỉ?”
… và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cô vợ trèo lên bàn cân, anh chồng nhăn mặt:
- Em có biết, em phải cao chừng nào để tương xứng với trọng lượng không?
- Chừng nào?
- Năm mét rưỡi!
VN:F [1.9.10_1130]
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cặp vợ chồng nọ âu sầu về cậu con đã bốn tuổi mà vẫn không biết nói. Đưa đi khắp lượt bác sĩ nhưng cũng chẳng tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng một sáng đứa bé đột nhiên kêu lên:
- Mẹ ơi, bánh mì hôm nay bị cháy quá.
- Con biết nói à ? – Người mẹ mừng rỡ – Nhưng tại sao đến bây giờ con mới chịu mở miệng?
- Trước giờ mọi việc đều ổn cả.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ở quán rượu, một người đàn ông đang ngồi nhâm nhi ly rượu Martini tại quầy bar thì một cô gái xinh đẹp bước vào và ngồi bên cạnh. Ông ta quay sang bắt chuyện:
- Tôi đang ăn mừng cho một ngày đặc biệt.
Người phụ nữ đáp:
- Thật là trùng hợp. Tôi cũng đang ăn mừng. Vậy ông mừng vì dịp gì vậy?
- Tôi nuôi gà cảnh. Trước đây con gà mái của tôi không đẻ, nhưng hôm nay nó nhảy ổ rồi và cho ra một quả trứng rất xinh.
- Thật trùng hợp! Nhiều năm nay vợ chồng tôi không có con, nhưng bác sĩ vừa báo rằng tôi đang mang thai. Thật là mừng! Thế sao con gà của ông đẻ được vậy?
- Ồ, tôi đã đổi con gà trống khác!
- Thật là trùng hợp!..
Góc tối


Em đã chọn một tình yêu không lối thoát
Tự đưa mình vào góc tối đời anh
Tự biến mình thành que diêm đơn chiếc
Cháy hết mình dẫu biết lắm trái ngang

Mỗi ngày qua trong im lặng mịt mờ
Cuộc sống bộn bề… anh đâu nhớ được
Bao phần tối trong anh, anh còn không đếm nổi
Huống chi là lời chót lưỡi đầu môi.

Lời chót lưỡi đầu môi… em vẫn biết
Bởi anh là lãng tử của tình yêu
Em nhắm mắt- cố ru mình trong ảo tưởng
Tự huyễn hoặc mình trong lừa dối anh trao

Anh ban phát cho em chút tình gian dối
Một nghì lý do anh có thể đặt ra
Hư- thực, thực- hư… làm sao em kiểm chứng
Khi em chỉ là một GÓC TỐI CỦA ĐỜI ANH

Nào mất mát, nào nhớ nhung… anh nói
Nào giữ gìn, trân trọng với sẻ chia…
Tan biến hết sau những điều anh đạt được
Thêm một lần em ngốc nghếch với tình yêu.

Diêm cháy hết rồi, em không tiếc đâu anh
Chỉ thấy đắng lòng khi nhìn tàn tro cũ
GÓC TỐI ĐỜI ANH… thiếu em thì vẫn ĐỦ
Em sẽ bước về ánh sáng- phía không anh!

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Vô đề
Xa nhau rồi giật mình tôi mới hiểu
Lời trái tim nên giữ ở trong tim
Còn gì đâu khi người là tất cả
Buốt giá tâm hồn trong cái lạnh mùa đông
Người đã xa trái tim em băng giá
Nhưng tâm hôn vẫn mãi níu bóng anh
Buồn làm chi, nhớ làm chi tim hỡi
Trái tim sầu mang nặng một nỗi đau
Em mong anh có ngày quay trở lại
Nhận khối tình câm chất chứa trong lòng
Mong được anh yêu bằng tình yêu chân thật
Hạnh phúc bên anh mãi mãi không rời!

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

SƯU TẦM

Chẳng thể nào bay đến được với nhau
Cho dù mình yêu nhau đến mấy
Ở xa anh lúc nào em cũng thấy
Trong lòng mình một khoảng trống mênh mang


Hà Nội mùa này đông cũng sắp sang
Một mình em bơ vơ nơi phố vắng
Một mình em với nỗi buồn thầm lặng
Gió thổi rất nhiều làm sống mũi cay cay


Đừng đến đông ơi, mình sẽ lạnh lắm thay
Sẽ lạnh lắm vì anh không bên cạnh
Em thèm một vòng tay xiết mạnh
Một nụ hôn dài bất tận đến hôm sau


Chẳng bao giờ anh về với em đâu
Không phải bởi ngăn sông cách núi
Không phải bởi tình yêu em tàn lụi
Mà bởi vì em nhỏ bé mong manh


Mà bởi vì bầu trời rất xanh
Bởi những điều em làm sao hiểu nổi
Dù tim em có thiết tha thầm gọi
Thì bóng hình anh vẫn mãi ở nơi xa



Trái tim em vẫn chẳng được vỡ òa
Vẫn chẳng được mềm đi trong vòng tay xiết chặt
Vẫn chẳng được dập dồn hôn lên môi, lên mắt
Vẫn chẳng bao giờ được sưởi ấm bởi anh


Bởi vì bầu trời xanh đến là xanh
Bởi những điều em làm sao hiểu nổi
Làn môi em vẫn cháy hồng thầm gọi.
..môi anh...

DU LỊCH HÈ 2011










Với anh
Suốt mùa hè dầm chân chờ mong
Em sợ nắng cháy dần thương nhớ
Hết tiếng ve mới giật mình bỡ ngỡ
Ngọn khói cuối cùng rời bỏ đam mê
Lửa đã tàn, nỗi nhớ gói vào thu
Gom tro than rồi đi như chiếc bóng
Em cứ đợi, mặc bao lời của gió
Gió chẳng thật thà có phải thế không anh?
Mùa đông! Mùa đông thông thái ơi!
Ai xé đôi nụ cười ta ngày ấy
Em chẳng biết, chỉ mỗi lần chợt nhớ
Nửa nụ cười côi cút hóa vần thơ
Mùa xuân nào thì cỏ cũng xanh thôi
Dẫu màu xanh có làm ta bối rối
Trời- đất –em- anh, ai người có lỗi?!
Hãy mang chính mình trả lại miền thương.