Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Lời hứa sẽ theo gió bay đi....chỉ còn cảm xúc 
đọng lại mà thôi...
Hãy nói yêu em thôi...đừng nói yêu em mãi mãi 
anh nhé....
Không cần đôi ta bên nhau mãi mãi...chỉ cần khi 
bên nhau ta thấy hạnh phúc.



Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011


BMC Hà tĩnh


Mời anh về Hà Tĩnh


Em hát bài ca " mời anh về Hà tĩnh”
Nghe câu hò ngân nga trên sông La
Anh sẽ biết khi mô thương khi mô giận
và răng là dòng nước đục nước trong 



Hà Tĩnh nghèo nước cạn đồng sâu
Mùa nắng lên trơ mòn gốc rạ
Những đợt gió Lào khô vàng sỏi đá
Đất nẻ tứ bề, chằng chịt dấu chân chim

Anh có về Hà tĩnh quê em ?
Nơi ngày xưa cha mẹ
thương nhau bằng muối mặn gừng cay 
Đêm trăng thanh trao nhau lời hẹn ước
Sông cạn đá mòn vẫn một lòng son

Con gái Hà tĩnh "chân lấm bùn non"
Vẫn xinh tươi ngời lên đôi mắt ngọc
Đã nói thương là thương cho đến trọn
Dẫu sông La hết nước , dẫu núi Hồng hết cây ./.




...............................................................................................................
Đến bao giờ

Đến bao giờ Anh về thăm Hà Tĩnh
Nhìn núi Hồng Lĩnh thương người em gái
Thương dòng sông La hiền hòa ,mặn mà tình quê

Rồi chiều về bên biển quê ta
Bên cánh đồng muối trắng xóa
Bên những người với tình yêu đậm sâu

Anh đi xa mãi
Nơi ấy có biết chăng
Em bên hiên nhà đón mùa thu tới
Rồi khi đông sang lại qua sông vắng
Thăm con đường Đồng Lộc đêm trăng

Chợt nhớ năm xưa
Bước đến đèo Ngang
Qua Khe Lau ngắm cảnh quê hương
Sang đường Hồng Lam địa danh Linh Cảm
Có anh một bên , thiết tha hồn mình

Đến bao giờ Anh về Hà Tĩnh
Thăm lại quê nghèo
Có người yêu nhỏ tuổi
Có niềm thương dạt dào đậm lòng..

.................................................................................
Yêu khúc ruột miền Trung

Chẳng biết tự bao giờ anh thế
Yêu quê mình xứ Nghệ
Núi Hồng - sông Lam

Con sông như dải lụa mềm
Bắc cầu cho anh đến
Miền quê trăm thương ngàn mến
Để yêu.

Anh yêu điệu ví câu Kiều
Yêu câu hò ví dặm
Yêu dáng mẹ lưng còng... sớm chiều lận đận
Nghèo mà vẫn thương nhau.

Miền đất cằn, sỏi đá cũng bạc màu
Mắt người sáng, dáng người nghiêng
Câu hát giao duyên
Cất lên là vút cao tới miền đất thiêng
Chẳng nhận ra mô là "chọ chẹ"

Ừ thì yêu, nên anh mới thế
Đúng không em?

Quê hương - chùm khế - nuôi ta lớn thêm
Chắt chiu giọt mồ hôi hai sương một nắng
Để "Giữa Mạc Tư Khoa anh nghe câu hò ví dặm"
Và giữa biển trời em hát "Hà Tĩnh mình thương"...

Hát nữa đi em, cho câu ví dặm nằm nghiêng
Cho anh cả đời yêu - nhớ
Cho mẹ, cho cha, cho em và cho ta muôn thuở:
Yêu đất, yêu người... yêu khúc ruột miền Trung.

BỆNH NAN Y



Say khi từ chức chủ tịch tỉnh,  tôi bèn lên núi tầm sư học đạo, đặng mong đưa cái tài hèn sức mọn ra giúp gì cho người. May quá là gặp được Thượng Nga tiên sinh bèn xin theo nghề thầy thuốc. Sau 12 giờ tu luyện ,thấy mình đả có đủ 1,2 thành công lực, có thể bá đạo ở chốn giang hồ, bèn xuống núi, về ngay tp hà tĩnh, mở một giang sơn gọi là phòng khám đa khoa, tự phong mình là bác sĩ cũng như làm các thủ tục hành chính linh tinh khác. Chuyện ở đây không nói nữa
Sáng hôm sau khi khai trương phòng khám, thì thấy ngay huanthachdai lò dò đi vào, hai tay khua hai bên nách như đang gãy đàn nguyệt cầm, bèn hỏi:
- Anh bị bệnh gì?
- Dạ thưa bác sĩ, em bị gheeeẻ
Cẩn thận lấy găng tay cao su đeo vào nhưng vẫn không dám kéo áo hắn lên, bèn dùng thêm cái panh kẹp vạt áo kéo lên, nhìn vào thấy...(Kinh bỏ mẹ, không kể nữa)
Tôi bèn bảo hắn:
- Anh về tắm rửa kỹ, sau đó đến gặp tôi
Hai tháng sau haunthachdai lại lò dò đến, lần này tay hắn khua không những hai bên nách, mà còn háng, cổ gì cũng khua tất, lại còn nhảy hiphop như vừa cắn được 2 viên thuốc lắc. Vừa vào đến hắn đã la oai oái:
- Bác sĩ ơi , không xong rồi
- Anh đã thử như tôi dặn chưa
- Dạ em có thử, nó có đỡ, nhưng ngừng điều trị 1 tháng thì bệnh lại tái phát
Tôi bèn lấy quyển Hoa đà bách bệnh vô phương chữa ra lục lọi, nhưng không tìm thấy phương thuốc nào hữu hiệu, bèn phán rằng:
- Bệnh của anh thuộc tứ chứng nan y, chỉ còn cách anh về lấy vợ ngay, tính mạnh anh tôi không đảm bảo, nhưng chắc là có thể kéo dài sự sống của anh thên sáu ,baỷ chục năm nữa.
Mặt huantd rạng lên như bắt được vàng, hét to lên một tiếng, phóng ngay ra khỏi phòng khám, không chào tôi lấy một tiếng.
Tôi bèn ngữa mặt lên trời, bấm ngay một quẻ độn, thấy quẻ ứng với việc: sắp tới sẽ có một con bé nào đó bất hạnh to.
Không biết cho đến nay quẻ độn đó đã linh nghiệm chưa?
Hahaha, 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

" Cuộc đời là biển khổ " 
Kinh phật có câu: "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển". Thật thế ! Cõi đời không vui, cõi đời toàn là khổ. Những niềm vui nếu có cũng chỉ là tạm bợ, hào nhoáng như một lớp sương bên ngoài mà thôi; chứ bản chất của cõi đời là đau khổ. Cõi đời là một biển khổ đầy mồ hôi và nước mắt, trong ấy chúng sinh đang bơi lội, hụt lặn, chìm nổi, trôi lặn. Ðó là sự thật. Nhưng sự thật ấy, không ai nhìn thấy một cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng.

  
Sự khổ của thế gian còn được gọi " Khổ đế " .Khổ đế do chữ Dukkha mà ra. "Du", nghĩa là khó; "kkha" là chịu đựng, khó kham nhẫn. Dukkha nghĩa là những đau đớn , khó chịu , khó khăn ..... mà con người phải chiu đựng. Khổ đế là những nỗi khổ trên thế gian, nhữn sự thật rõ ràng minh bạch không ai có thể chối cãi được.
  Luận về sự khổ trên thế gian thì có rất nhiều những khổ nạn mà không thể kể hết, nhưng theo căn cứ " kinh phật " có thể chia ra làm " bát khổ " ( tám khổ nạn ).

1 . SANH KHỔ ( khổ khi sanh , và bị sanh )

Sự sinh sống của con người thỳ có 2 phần khổ đó là " khổ khi sanh " và " khổ trong đời sống ". "Sanh khổ " là cái khổ mà cả người mẹ và người con phải chịu khi sanh ra và được sanh ra.
Khi người mẹ mới có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, rã rượi, bất thần...Thai mỗi ngày mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Ðến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ không sao nói xiết. Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu dơ uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng, vì tinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém. Còn rủi bị nghịch thai, thì mẹ phải bị mổ xẻ, đau đớn nhiều nữa. Có khi sau một lần sinh bị giải phẩu, mẹ phải chịu tật suốt đời.

Còn con, từ khi mới đầu thai cho đến lúc chào đời, cũng phải chịu nhiều điều khổ sở. Trải qua chín tháng mười ngày, con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn cả lao tù ! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy. Ðến kỳ sanh sản, thân con phải chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép bốn bể, nên khi vừa thoát ra ngoài, liền cất tiếng khóc vang: "khổ a ! Khổ a !". Thật đúng như hai câu thơ của Ôn Như Hầu: 
"Thảo nào lúc mới chôn nhau
Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !"

2. LÃO KHỔ ( khổ khi già )
Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém, nên khổ thể xác lẫn tinh thần.

Khổ thể xác. Càng già, khí huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng, lục phủ càng ngày càng mỏi mệt, hoạt động một cách yếu ớt; bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại, như mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn, việc gì cũng nhờ vả kẻ khác.
Khổ tinh thần. Người xưa có nói: "Ða thọ, đa nhục". Thật thế, tuổi nhiều, nhục lắm ! Càng già thân thể càng suy kém thì trí tuệ cũng càng lu mờ. Do đó, sanh ra lẫn lộn, quên trước, nhớ sau, hành động như kẻ ngây dại: ăn dơ, uống bẩn; nói năng giống người mất trí; ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi; có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ. Thật đúng là "Lão khổ".

3. BỆNH KHỔ ( khổ khi bệnh )
Thân đã đau, mà tiền lại hết. Có nhiều người sau một ậnnn đau, chỉ còn hai bàn tay trắng ! Cho nên ngạn ngữ có câu: "Không đau tao giàu biết mấy". 
Bệnh tật làm cho lục thân quyết thuộc buồn rầu, lo sợ. Mỗi lần trong nhà có người đau, thì cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên, quên ăn quên ngủ, biếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm. thật đúng là "Bệnh khổ".

4. TỬ KHỔ ( Khổ khi chết )
Người bệnh khi hấp hối bị hành xác rồi mới biết cái chết là đáng sợ. người sắp chết, mệt ngột không ngằn, trợ mắt, méo miệng, giựt gân chuyển cốt, uốn mình, giăng tay, bẻ chân...Trong lúc ấy tai hết nghe, mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói.
Khi sắp chết, tâm thần rối loạn, sợ hãi vô cùng: phần xót thương cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt, phần lo mình một thân cô quạnh, bước sang thế giới mịt mù xa lạ. Thật không còn gì đau khổ bằng phút chia ly vĩnh viễn này ,  đó chính là " Tử Khổ " !

5. ÁI BIỆT LY KHỔ ( yêu nhau mà không được bên nhau là khổ )Trong tình yêu đôi lứa, hay giữa vợ chồng, con cái, anh đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly có hai loại: sanh ly và tử biệt.

Sanh ly khổ.  Đang sống đầm ấm vui vầy, hạnh phúc bỗng vì hoàn cảnh bắt buộc, hay vì một tai họa thình lình xảy đến, làm cho mỗi người bơ vơ thất lạc mỗi nơi: kẻ đầu này trông đợi, người gốc kia nhớ chờ. thật đau lòng xót dạ ! Người đời thường nói: "Thà lìa tử, chứ ai nỡ lìa sanh?". Ðó là cái khổ của "Sanh ly". 

Tử biệt khổNhưng mặc dù xa cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ; chứ chết rồi bao thuở được vum vầy? Vì vậy, đứng trước cảnh chết, là một sự biệt ly vĩnh viễn, con người không ai là chẳng khổ đau. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người đau đớn, tuyệt vọng đến nỗi toan chết theo người quá cố. Ðó là cái khổ của "tử biệt".

6. CẦU BẤT ĐẮC KHỔ ( khổ khi thất vọng, thất bại...)Ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Số người được toại nguyện thì quá hiếm hoi, mà kẻ thất bại, bất như ý thì không sao kể xiết. Bỏ năng lực, lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành công. Thế rồi, chẳng may những điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến.

Thất vọng vì công danh,
thất vọng vì phú quý , thất vọng vì tình duyên
Ðấy là "Cầu bất đắc khổ".

7. OÁN TẮNG HỘI KHỔ ( ghét nhau mà vẫn phải ở bên nhau )
Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly; cũng như ở trong cảnh hờn ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng oái oăm thay ! Ở đời khi mong muốn được hội ngộ, lại phải chia ly , cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải sống chung đụng nhau hằng ngày ! 
Có câu "Thấy mặt kẻ thù, như kim đâm vào mắt; ở chung với người nghịch, như nếm mật, nằm gai".
==> Ghét nhau mà  vẫn phải ở bên nhau đó chính là " Oán tắng hội khổ " !
8. NGŨ ẤM XÍ THẠNH KHỔ ( khổ về thân thể )
Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm món che đậy): sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm nên cái thân con người mới chịu những cái khổi sau đây: 

Bị luật vô thường chi phối không ngừng, từ trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết, luôn luôn làm cho con người phải lo sợ, buồn phiền. 
Bị thất tình, lục dục lôi cuốn, làm cho con người phải đắm nhiểm sáu trần, phải khổ lụy thân tâm. 
Bị vọng thức điên đảo chấp trước, nên con người nhận thức một cách sai lầm: có ta, có người, còn mất, khôn dại, có không, và sanh ra rầu lo, khổ não. 
Ấy là "Ngũ ấm xí thạnh khổ."

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

BÀ NỘI

Kỷ niệm ngày 20/10 năm nay mình chỉ muốn viết về bà nội kính yêu của mình.
    Bà nội năm nay đã 90 tuổi rồi, mặc dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn đang còn rất minh mẫn, còn giúp tôi quét nhà, phơi quần áo nữa cơ đấy, những lần như thế mình rất sợ bà ngã không cho bà làm, nhưng khi vừa dắt xe đi làm là cụ lại tiếp tục công việc hằng ngày. Mình là đứa cháu nội mà bà thương yêu nhất, đến bây giờ đã là mẹ của 2 đứa trẻ rồi mà bà cứ nghĩ mình của hơn 30 năm trở về trước, luôn lo lắng cho mình, lần nào mình gầy đi là bà lại dục ăn thật nhiều, lúc nào bị cảm sốt là bà ngồi cạnh mình suốt. Tình cảm của bà đối với mình thật là bao la, hai bà cháu gắn bó với nhau từ lúc mình lọt lòng, bà kể ngày đó mẹ sinh mình xong phải đi học thêm nghiệp vụ ở Hà nội nên 7 tháng tuổi mình đã ở với bà, bà nói rằng lúc đó chưa có sữa như bây giờ nên chỉ uống nước cơm pha đường thôi cho nên bây giờ mình "còi" lắm, chỉ cao có được 1,69m và nặng 55kg thui, thật tôi thân hình thế mà bà lúc nào cũng chỉ sợ mình ốm .
   Cuộc đời của Bà nội cũng rất là khổ; 13 tuổi về làm dâu nhà ông nội tôi, khi bà sinh được 3 người con đó là bố tôi, kế đến là một cô và chú út, năm bố tôi được 6 tuổi và chú út được 2 tuổi thì ông nội tôi mất, kế đến là mẹ chồng ( cụ nội tôi) bà nói ngày đó cực lắm, vừa nằm trong thời kỳ chiến tranh lại vừa bị quy sai địa chủ nên khốn khổ vô cùng. Mỗi lần bà trâm ngâm kể về chuyện cuộc đời và quá khứ của bà chị em tôi lại khóc, thương bà lắm.
Những năm gần cuối cuộc đời thì bố tôi lại bỏ bà mà đi, chú út thì đau ốm triền miên còn bà cô thì ở bên Thái Lan, bố tôi là chỗ dựa tinh thần của bà, ngày bố tôi mất mẹ con tôi cứ nhĩ rằng bà không thể qua được, nhưng rồi bằng mọi cách chúng tôi động viên bà và ngày tháng dần qua bà cũng đã đỡ đau lòng hơn nhiều, khi có bà ở đấy chúng tôi không dám kể chuyện về bố vì mỗi lần như thế bà lại khóc.
Những ngày nghỉ nếu không bận việc cơ quan, họp hành là tôi lại cùng bà đi về quê, thăm họ hàng, những lần như thế bà vui lắm.
Mẹ tôi kể rằng, hồi tôi còn nhỏ độ tầm 4 hay 5 tuổi gì đó, đi học mẫu giáo về chẳng thấy bà đâu, cứ ngồi ngoài sân chờ bà về, mãi đến tối vẫn không thấy bà đâu cả tôi khóc như mưa, cả đêm hôm đấy cả nhà không ai ngủ được, mãi đến khi tôi tìm được chiếc áo của bà trùm ngang cả đầu rồi ngủ thì cả nhà mới được ngủ và cả tuần như thế đến lúc bà từ quê lên thì tôi mới ăn cơm và cười đùa. Từ hồi còn nhỏ và đến bây giờ cũng vậy tôi sợ nhất là một ngày nào đó tôi sẽ không còn bà trên thế gian này, tôi không hiểu rằng đối diện với thực tế ấy tôi sẽ như thế nào. Vẫn biết rằng trên đời; sinh-lão-bệnh-tử nhưng tôi vẫn sợ, tôi cầu mong ông trời phù hộ cho bà tôi sống thật khoẻ. Nếu chỉ chừng này để viết về bà nội tôi thì không bao giờ cho hết được, chỉ biết rằng bà là chốn bình yên tuổi thơ, là nguồn sống của mình. 

MẸ

Khi con còn bé bỏng như chim non
Hình dáng mẹ - gầy gò
Ðã trở thành - quê hương con đó!

Tuy nhà nghèo
Nhưng mẹ bươn chải lo cho con đầy đủ
Tuy cha mất
Nhưng chưa bao giờ con thấy vắng tình cha.
Mẹ vừa là mẹ, vừa là cha
Là ngọn gió mát lành ngày hạ
Là ánh mai hồng, lung linh nồng ấm!

Mẹ - con chưa lần nào lo nghĩ
Chưa một lần thiếu thốn tình yêu
Bởi cả đời mẹ lo toan vất vả
Chuyện tiền nong, cơm áo gạo nhà.

Ôi tấm lòng của mẹ quá bao la
Con ngây ngất nhòa mình vào đó
Ðễ mỗi ngày tiếng chân vang đầu ngõ
Hiểu rằng mình cần mẹ biết bao nhiêu.

HOA CỎ MAY

Em không phải là bông hồng đâu anh
Mà kiêu sa giữa muôn vàn hoa nở
Em chỉ xin làm bông may bé nhỏ
Vì yêu đời nên lưa luyến nhân gian

Chỉ buồn mình sao quá đa mang
Cứ lặng thầm níu chân người qua lại
Dẫu biết rằng đời nhiều ngang trái
Cố giữ hoài mà có được gì đâu

Mỗi người qua tặng em một chút sầu.
Họ vô tư mang tình em đi mất
Liệu có khi nào không họ nhận ra sự thật
Khi trở về còn tìm được em chăng

Em chỉ là loài hoa cỏ ăn sương
Anh đi qua có thấy lòng trăn trở
Có cảm thấy bông cỏ may bé nhỏ
Trút tâm hồn để níu giữ chân anh

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

MƯA

Mưa! mưa cứ lại rơi, mà cũng chẳng phải là rơi nữa, mưa xối xả thì đúng hơn, mưa tuôn ào ào như muốn gạt bỏ đi những gì mà nó không muốn nhớ, lắm lúc mình nghĩ và mong sao được giống như trận mưa xối xả này, để vứt đi những nỗi buồn mà mình không muốn nhớ, những vất vả mà mình phải hàng ngày phải gồng gánh vượt qua. Nghĩ là nghĩ thế thôi chứ làm gì có chuyện đó đúng không, vì nếu như giả dụ nếu có thì khi xẩy ra rồi thì chắc gì mình đã muốn, đơn giản vì là con người mà, tham lam, ích kỷ và không muốn mất thứ gì kể cả những suy nghĩ tâm thường.
    Sáng nay thức dậy như bao ngày để rèn luyện sức khoẻ nhưng vừa khoác đôi giày thể thao vào thì ông trời lại trút con tức giận vào hạ giới, còn mình thì tức giận ông trời, thế là phải thực hiện phương án 2; tập thể dục ở nhà. Nói thực ra chạy bộ vào buổi sáng có khi chưa chắc đã hiệu quả bằng tập arobic ở nhà nhưng mình vẫn thích chạy bộ hơn, vừa được ngắm phong cảnh ở hồ( gần nhà em có 1 cái hồ sinh thái rất rộng) nhìn các bác thả lưới, cất vó buổi sáng, những cụ ông, cụ bà thả bộ thong dong mình lại cảm thấy rất yêu cái thành phố nhỏ của mình. Những câu chào hỏi buổi sáng, những cái gật đầu thân thiện khi chạy đối diện ai đó, văng vẳng bên kia bờ hồ là những câu chuyện thời chiến tranh của các bác cựu chiến binh, những kỷ niệm chiến trường, tiếng cười nói rổn rảng, tất cả hiện lên như một bức tranh đẹp rất giản dị rất đỗi đời thường, tôi ghét ông trời khi ông ta đổ nước xuống để mình không được chiêm ngưỡng cái vẻ giản dị mộc mạc của buổi sáng bình minh. Hôm nào đi công tác xa nhà hoặc bị ốm không đi thể dục được lại cảm giác có một cái gì đó nó vừa buồn lại vừa nhớ như buổi đầu biết yêu. Thành phố quê tôi thật yên bình, con người mộc mạc chất phác, chỉ có cái là vào độ tháng này đến hết năm trời lại rất hay mưa, tôi vừa thích lại vừa ghét, thôi thì tự an ủi mình vậy. "Nắng mưa là bệnh của trời" mà phải không các bạn, dù nắng hay mưa, dù buồn hay vui thì mình cũng phải nai lưng mà đi làm để hoàn thành nghĩa vụ làm mẹ với hai cục cưng đáng yêu của mình chứ, giờ này là con trai đi học về, đạp xe đạp chắc lại bị ướt mưa rồi.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

ÔI BÉ YÊU

Sáng nào cũng vậy, vào 4g30 hàng ngày là mẹ của bé tập thể dục buổi sáng( trừ những ngày mưa to), mẹ rèn luyện sức bền và dẻo dai để có sức chăm sóc 2 cục cưng của mẹ. 5g30p mẹ về nhà để chuẩn bị quà sáng cho 2 đứa ăn sáng và đi học. Cả 2 tuần nay xe ôm của Cún đi tập huấn nên Cún phải dậy sớm hơn mọi lần để đi cùng mẹ, vì điều kiện làm việc của mẹ đòi hỏi phải đi sớm và đúng giờ nên bé con của mẹ cũng phải hòa chung với guồng quay thời gian. Chiều qua mẹ đi làm về Cún tâm sự rất thật " Mẹ ơi dạo này con đi cùng mẹ sớm quá mẹ à, đến trường chưa có ai, con đến ngủ 1 lúc rồi các bạn mới đến". Mẹ nghe bé nói vậy vừa thương lại vừa buồn cười, thương vì 5g30 Cún đã phải dậy rồi ăn sáng, tự mặc quần áo của mình, đến trường thị chưa có ai Cún buồn và sợ. Ôi con gái bé bỏng của mẹ, phải đưa con đi sớm như thế mẹ cũng lo lắm chứ, nhưng con phải thông cảm cho mẹ thôi vì công việc, rèn luyện cho con thế cũng tốt mà, buồn cười vì sự hồn nhiên của tâm hồn con trẻ. Mẹ thích nhất khi con kể chuyện, giọng điệu hào hứng, quan trọng, đôi mắt to tròn đen láy rất sắc sảo. Nhiều lúc con chưa vâng lời mẹ nóng tính quát con ầm ầm, con không giận dỗi gì mẹ mà lại ôm mẹ khóc và nói rằng: Mẹ ơi con biết con sai rồi con xin lỗi mẹ, mẹ đừng buồn mẹ nhé. Mẹ nhớ mãi một hôm cụ gọi con dậy đi học nhưng vì trời se lạnh nên con ngủ nướng thêm một lát nữa, cụ vì sợ mẹ chậm giờ nên có nặng lời với con, con tỏ ý không bằng lòng, mẹ nhìn thấy và nói với con rằng; con không được tỏ thái độ như thế với cụ, như thế là bất hiếu, lúc ấy con im lặng không nói gì, tối mẹ đi làm về có nhắc lại chuyện xảy ra lúc sáng, con nói là con đã xin lỗi cụ rồi và lần sau con sẽ cố gắng kìm nén cơn giận dữ của mình để không làm tổn thương ai cả, mẹ có biết không con đã khóc suốt quảng đường từ nhà đến trường vì con rất thương cụ. Mẹ nghe và ôm con vào lòng hôn lên mái tóc của con mẹ hiểu rằng con biết con đã sai và tự mình nhận lỗi như thế là rất tốt, mẹ không thích những lời nói dối lọt tai, mẹ chỉ thích nghe những lời nói thật mặc dù rất buồn. Dường như con rất hiểu mẹ dạy con những gì đó là thật thà, biết nhìn nhận ra sai sót của bản thân và tự khắc phục. Những lần như thế mẹ cảm thấy rằng con đã dần lớn lên và biết nhìn nhận vấn đề quanh mình, mẹ hiểu rằng con gái của mẹ rất có lòng nhân hậu qua những lần con xem trên tivi những mảnh đời bất hạnh con đã khóc, mẹ mong rằng thời gian và cuộc sống hiện thực sau này khi không còn trong vòng tay mẹ con tự mình vươn lên với tất cả sự trung thực giản dị và lòng bao dung độ lượng.
 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Thơ vui về phái yếu
Xuân Quỳnh

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt khỏi ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới

Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất

Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...

Nếu ví dù không có chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.

Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học...hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên

Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi
Loài rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.

Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.

Tặng những người phụ nữ chúng ta, ngày 20/10 đang cận kề 

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

THƠ MỘT CHÙM

Trái tim giá băng

Đã qua rồi tuổi đôi mươi
Chẳng còn em với một thời mộng mơ
Chỉ còn lại những câu thơ
Nửa hư, nửa thực bên bờ dương gian
Chỉ còn bề bộn lo toan
Rất đời thường giữa bạt ngàn tháng năm
Người thân giờ hoá xa xăm
Người dưng nước lã lặng thầm bên nhau
Yêu thương sao cũng buồn đau

Trái tim sao cũng bạc màu, xác xơ
Cuối chiều nắng cũng bơ vơ
Lá vàng theo gió hững hờ rơi…rơi…
Heo may sót lại lưng trời
Lơ ngơ nhìn xuống dòng đời đua chen
Qua bao quên – nhớ – lạ – quen
Thì em vẫn cứ là em dại khờ
Biết thời gian chẳng đợi chờ
Cuối chiều lục bát vẫn ngơ ngác buồn !!!
.........................

Anh có biết

Anh có biết – chiều nay mưa giăng ngập lối
Gió xạc xào – cuốn cả dấu chân em
Anh có biết – hình như em lạc lối
Nhớ anh – mưa đổ nát khung trời
Anh có biết rằng – hoa sợ mưa rơi
Vì hoa nghĩ – là em đang khóc đó …
Anh có biết – là khi anh không đến
Mưa cứ tuôn và em đứng đợi hoài
Đôi chân run – bàn tay em lạnh buốt
Mắt khẽ nhòa , làm sương ướt bờ mi …
Anh có biết – hạ chiều nay muà cuối
Để thu sang – hạ tắt nắng sau đồi
Anh có biềt – rằng em không gian dối
Chiều lỡ buồn mưa rẽ lối em đi ……..
..................................

Không đề

Trời không mưa sao em lại muốn khóc
Phố đông người sao em thấy cô đơn
Em muốn khóc cho với đi nỗi nhớ
Nhưng khóc rồi ai sẽ dỗ em đây
Trời không mưa chưa hẳn trời đã nắng
Em hết buồn chưa hẳn hết yêu anh. 
.............................

CẢM XÚC

Tình yêu là gì ???

Chỉ cần thời gian một phút thì bạn đã có thể cảm thấy thích một người. Một giờ để mà thương một người. Một ngày để mà yêu một người. Nhưng mà bạn sẽ mất cả đời để quên một người.
Chính vì thế mong bạn đừng bao giờ yêu một người chỉ vì bề ngoài diện mạo đẹp đẽ của họ, bởi cái đẹp đó rất dễ bị phai tàn. Và đừng bao giờ yêu người ta chỉ vì tiền tài danh vọng, bởi những cái đó đều dễ tan theo mây khói. Hãy chọn người có thể mang lại được nụ cười trên môi của bạn.
Hãy chọn người luôn mong muốn những thứ tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn và sẵn sàng để sự vui vẻ của bạn trên hết mọi thứ; trên cả sự vui vẻ của chính mình. Hãy chọn người mà bạn có thể cùng tâm sự, chia sẻ niềm vui với nỗi buồn, sẵn sàng ôm bạn vào lòng và hoàn toàn hiểu rõ tất cả về bạn.
Hãy chọn người chịu bỏ hết tất cả thời gian quý báu của họ để đến với bạn và không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, ngoại trừ được nghe lời nói dịu dàng của bạn và làm một nơi nương tựa tốt nhất khi bạn cần đến.
Tình yêu bắt đầu từ một nụ cười, chớm nở bằng một cái hôn và cảm nhận được từ những cái ôm ấp dịu dàng. Một tình yêu thật sự không thể xây dựng từ những mâu thuẫn đổ vỡ của quá khứ mà phải bằng những gì trong sáng ở tương lai
Bạn sẽ cảm thấy rất đau khi bạn thât sự thương yêu một người mà người ấy lại không yêu bạn. Nhưng cái ấy còn chưa đau bằng nếu bạn thật sự thương yêu một người nhưng lại không có can đảm để nói cho người đó biết.
Sẽ không có một ai có thể biết trước được “người bạn trăm năm” của mình sẽ là người như thế nào? Có thể bạn đã gặp được người đó, nhưng sự rụt rè nhút nhát không dám nói của bạn sẽ làm bạn mất đi cái người lý tưởng đó.
Nhỡ đâu, người đó cũng có những tình cảm như bạn nhưng còn đang chờ đợi bạn ngỏ lời thì sao. Đó sẽ là điều đau khổ nhất nếu xảy ra trong đời bạn.
Cuối cùng, hãy yêu quý những gì bạn đang có và đừng nên vì những giận hờn nhỏ nhặt nàp để rồi dẫn đến cuộc chia tay không nguyên cớ. Hãy thương yêu và tôn trọng lẫn nhau vì trong đời người, tình yêu có khi chỉ đến có 1 lần mà thôi.
Đừng tìm kiếm Tình yêu, hãy để Tình yêu tìm ra bạn. Chính vì thế mà người ta mới nói “ngã vào tình yêu “. Bạn không thể tự buộc mình ngã được, chỉ đơn giản là bạn bị ngã thôi.
Yêu là mạo hiểm vì có thể bị từ chối. Nhưng không mạo hiểm thì đã là thất bại rồi vì trong cuộc sống điều nguy hiểm nhất là không thử thách điều gì . Thử thách trong tình yêu chính là bạn yêu mà có thể không được đáp trả. Làm thế nào để định nghĩa Tình yêu: vấp ngã nhưng không suy sụp, kiên định nhưng không cố chấp, chia sẻ và công bằng, đồng cảm và không đòi hỏi, tổn thương nhưng đừng bao giờ giữ lại nỗi đau.
Tình yêu là con dao. Nó đâm nát con tim hay có khi nó khắc sâu vào tim ta những vết khắc diệu kỳ và sẽ theo ta đến cuối đời.
............................................................................


Bài học về tình yêu

Tình yêu giống như con bươm bướm, bạn càng đuổi nó càng né tránh . Nhưng nếu bạn cứ để nó bay đi, nó sẽ đến với bạn khi bạn ít trông mong nhat Tình yêu có thể làm cho bạn hạnh phúc nhưng nó cũng thường làm cho bạn tổn thương . Tình yêu chỉ trở nên đặc biệt khi bạn trao nó cho người thực sự đáng nhận nó . Vì vậy đửng vội vã để chọn được người tốt nhất cho bạn .
* Tình yêu không có nghĩa là trở thành “ngưởi hoàn hảo” của 1 ai đó, mà là tìm được 1 người giúp bạn trở thành 1 người tốt nhất mà bạn có thể .
* Đừng bao giờ nói ” Anh / em yêu Anh / em” nếu bạn thật sự không muốn , nếu bạn không có cảm xúc thì đừng nói về nó .
*Điều tàn nhẫn nhất mà 1 chàng trai có thể làm đối với 1 cô gái là làm cho cô gái phải lòng khi mà anh ta không có ý định nhận lấy sự phải lòng đó .
*Giá trị thực cũa sự hợp nhau không phải là số năm 2 vợ chồng sống với nhau mà chính là ở chỗ họ tốt với nhau thế nào .
*Tình yêu không phải là ” Đó là lỗi cũa Anh / em ” mà là ” Anh / em xin lỗi “.
Không phải ” Anh /em đang ở đâu ? ” mà là ” Anh /em đang ở đây ”
Không phải ” Làm sao Anh /em lại có thể ….. ” mà là ” Anh /em hiểu “.
Không phải ” Anh /em ước gì Anh /em đã … ” mà là “Cảm ơn Anh /em đã … ”

* Nỗi đau xé lòng vẫn còn và vết cắt cũa nó sâu cho đến khi nào bạn muốn nó dừng lại .
Thử thách không phải là làm thế nào để qua khỏi được những nỗi đau này mà là học được cái gì từ chúng .

*Bạn muốn học cách yêu ư ? Vậy bạn nên nhớ :
Hãy kiên định nhưng đừng cố chấp
Sẻ chia và đừng bao giờ bất công
Thông cảm và cố đừng đòi hỏi
Tổn thương nhưng đừng giữ lại nổi đau
*Bạn đau đớn khi thấy người mình yêu hạnh phúc với người khác . Nhưng sẽ càng đau hơn khi biết rằng người bạn yêu không hạnh phúc với bạn .

*Bạn sẽ đau buồn khi chia tay người yêu , và càng đau khổ hơn khi người ta chia tay bạn .
Nhưng điều tổn thương nhất trong tình yêu là khi người bạn yêu không biết bạn cảm nhận như thế nào về người ấy .

*Điều đáng buồn trong cuộc đời là khi bạn gặp 1 người và yêu người đó chỉ để cuối cùng nhận ra rằng bạn đã hoài phí năm tháng cho 1 người không đáng để yêu . Nếu bây giờ người đó khong xứng thì 1 năm hay 10 năm nữa thì cũng thế thôi ….

......................................................

Sống thật với lòng mình

Có thể nói rằng để sống thực với những gì mình nghĩ, mình ước ao đối với con người không phải là chuyện dễ dàng. Nói như thế không có nghĩa là lúc nào con người cũng chỉ biết sống giả dối, mà là có thể vì một lý do bất khả kháng nào đó người ta buộc phải sống..không thực với lòng, thậm chí đi ngược lại với ước mơ của chính bản thân mình.
Tại sao phải sống thực lòng?
Thế giới xung quanh ta là ai? Là cha mẹ, là thầy cô, là bạn bè, là cấp trên, là đồng nghiệp và quan trọng nhất là một con người thân yêu nào đó sẽ xuất hiện và sẽ cùng ta đi đến cuối đường đời! thế thì tại sao ta lại cam tâm lừa dối họ, mà quan trọng hơn cả là đi lừa dối chính con người rất thực của mình?
Khi bạn nói thật… Bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản rất nhiều. Cũng như hai người đàn bà kia, sau khi trút cạn lòng, họ sẽ thấy có một niềm cảm thông thực sự với nỗi đau có thật của mình.
Hãy để cho trái tim của bạn lên tiếng, hãy để cho tiếng nói sâu thẳm của lòng mình bật thành tiếng nói nhân gian. Bạn vui khi hạnh phúc, bạn nhỏ lệ khi thấy lòng khổ đau, bạn sống và làm việc bằng chính niềm đam mê của mình, đi theo con đường mà mình từng chọn lựa, từng ước ao…nếu được như thế bạn sẽ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.
Phải có lòng dũng cảm…
Khi bạn đã khẳng định được một con đường nào đó mà mình sẽ đi trong cuộc đời, bạn phải có lòng dũng cảm để thực hiện điều đó. Ngày còn bé, tôi từng ước ao khi lớn lên, sẽ trở thành một bác sĩ, góp phần giảm bớt những nỗi đau cho nhân loại. Nhưng thời gian qua đi, hoàn cảnh đã đưa tôi đi sang một ngã rẽ khác của cuộc đời – một ngã rẽ mà tôi không có quyền chọn lựa không được chân thành với ước mơ đó. Sau này, những ngày làm việc của tôi chỉ giống như bổn phận mà tôi phải làm để có cái mà sinh nhai, còn niềm đam mê thì đành phải gác lại…
Bây giờ nghĩ lại, tôi mới hiểu rằng chẳng phải vì hoàn cảnh gì cả mà chính vì tôi không có đủ dũng cảm để khắc phục khó khăn, để sống bằng niềm đam mê của chính bản thân mình.
Và…
Trong tình yêu cũng vậy, bạn đừng gượng ép trái tim mình, hãy để cho nó rung lên bằng những nhịp rung chân thành nhất. Nếu tình yêu mà mang theo “âm hưởng” của hận thù, của lòng thương hại, của sự lợi dụng, hay của của một cái gì đó na ná như tình yêu chẳng hạn, thì chắc chắn tình yêu đó sẽ theo thời gian mà phai nhạt mà thôi. Bởi vì một khi tình yêu không được xây bằng những cảm xúc chân thật của trái tim thì nó sẽ không đủ sức để chống chọi với bão tố, với giông gió cuộc đời, để tồn tại…Vậy thì còn lý do gì nữa mà bạn không nghe theo tiếng nói của con tim mình để được thấy lòng mình thanh thản và hạnh phúc ?!.
..............
Sưu tầm đọc chơi và nghĩ

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

NGUỒN SỐNG CỦA MẸ












Em có viết ngàn câu thơ cũng vẫn là nỗi nhớ
Khao khát - đam mê - cháy bỏng - ngọt ngào
Và tình em, vẫn dịu dàng hương gió
Đợi chờ anh trong chiều lá xôn xao !



Khoảng cách - Tình yêu - Nổi nhớ 

Không biết giờ này người bên ấy ra sao
Có còn yêu em như ngày đầu mới gặp
Hay chỉ bóng em hiện về trong thoáng chốc
Rồi vùn vụt bay đi như ảo giác mộng thường?

Đời ngăn mình hai đứa phải hai phương
Khoảng cách là những đại dương ,những vùng trời rộng lớn
Để đôi lúc ngay cả điều mơ ước
Được bên nhau...
cũng thấy khó vô cùng.

Không biết giờ này anh có biết hay không?
Em nhớ đến anh hơn những gì gọi nhớ
Từng đêm buồn chỉ mình em cùng gió
Thì thầm cho nhau nghe niềm rung cảm cho người

Em nhớ anh ! Chỉ biết nhớ vậy thôi !
Bởi khoảng cách bao la em làm sao đắp nổi?
Chỉ biết lặng im nghe tiếng lòng thầm gọi...
"Phải hoán đổi làm sao em mới được bên người? "

Khoảng cách - Tình yêu - Nổi nhớ....chơi vơi !

....................................................................................................

Ngốc à!

Ngốc à !
Nhớ lắm Ngốc ơi
Yêu nhau mà phải hai nơi ,
thiệt buồn
Cồn cào ,da diết ,nhớ nhung
Thương yêu chất ngất ,ngập lòng
Ngốc ơi

Ngốc à !
Không nói thì thôi
Nói nhớ
càng nhớ
nhớ rồi...
nhớ thêm !

Hoa xoan rơi rụng bên thềm
Họa mi chẳng hót...
buồn tênh ,
Ngốc à.

Tình yêu đâu phải thoảng qua
Nên xa ,em vẫn yêu mà ...
Ngốc ơi 
.........................................................................
Cảm Ơn Đời Cho Em Có Anh

Em cảm ơn đời đã cho em được yêu
Được chia xẽ với những gì anh có
Được ước mơ và ngày đêm được nhớ
Đến một người yêu nhất -chính là anh !

Nếu bảo rằng :tình xa cách là tình rât' mong manh
Em bác bỏ vì tình mình không thê'
Dẫu cách xa
ta vẫn lục tìm cả khoảng trời dâu bể
Để cùng nhau thắp lửa ấm yêu thuong

Trăng dù khuyêt' ,hay khoảng trô'ng chông chênh
Hay câu thơ có nữa đời hụt hẫng
Hoặc cung đàn lỡ cung trầm dâu' lặng
Thì đôi mình vẫn vẹn nghĩa nghe anh

Em cảm ơn đời cho em có được anh
Em hạnh phúc và mãi hoài hạnh phúc
Muô'n nói cùng anh trọn đời ,
câu em thích nhất :
"Em yêu anh ! Yêu trọn vẹn cuộc đời ! "
.......................................................................................

Anh - Hiện Thực Trong Em !
 

Và thế rồi em đã gặp được anh
Chẳng phải trong mơ mà một điêù rất thực
Em đã biết làm thơ gởi theo niềm cảm xúc
Rất thẹn thùng ,e ấp tuổi yêu nhau

Cũng có thể anh không hiểu hết được đâu
Những ước mơ,những nụ hôn đâù vụng dại
Như hoa thơm vào đâù mùa em hái
Trao cho anh ..là mãi mãi ..Anh ơi!

Nếu một ngày như chiếc lá Thu rơi
Anh bỏ đi không một lời nhăn nhủ
Thì anh nhé ! Hãy nhớ về chốn cũ
Vẫn có em ..ôm nôi² nhớ đợi anh về

Tình yêu nào không có những đam mê
Em cũng thế ..không khác gì ai hết
Chỉ có khác ,em yêu anh với tình nồng tha thiết
Thật cuồng si,mãnh liệt đến không ngờ

Em mong muô'n một lần không phải chỉ trong thơ
Mà hiện thực ,anh hiện về trước mặt
Trong tình yêu có những điêù được ,mất
Để có anh ...em chấp nhận mọi điêù !

Ai có thể tự mình lý giải được tình yêu
Là đong đếm ,để cho ,để nhận ?
Em chỉ biết tình em là chân thật
Chỉ trao anh ...tất cả với tim nồng

Ở phương này anh có biết hay không ?
Đếm thời gian em mong ngày gặp gở
Ta sẽ bên nhau ,sẽ không rời nhau nửa
Hạnh phúc nào bằng ...Có phải vậy không anh ?!


"Ngồi buồn tui nhớ người ta.
sưu tầm thơ đọc cho vơi nỗi sầu.
Trai thì uống rượu cho say
Tui đây tui đọc cho hay sự đời"
 Dẫu cuộc đời này có nhiều thay đổi, lòng người có dối trá bon chen, thời gian có xoá nhoà đi tất cả nhưng trái tim hồng này sẽ thuộc về anh và yêu anh mãi mãi.


Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

XIN BỐ AN LÒNG

Sắp đến ngày giỗ bố... 
Bên ngoài trời mưa rơi,cái lạnh đã bắt đầu về trên phố, tôi nhớ lại cái ngày mà 4 năm về trước, cái ngày có lẽ là đau buồn nhất trong cuộc đời tôi! Cái ngày mà tôi mất đi người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi! Cái ngày mà tôi không bao giờ muốn có nó trong cuộc đời mình.
        Có lẽ với mọi người tình cảm dành cho ông bà cha mẹ anh chị em sẽ khác nhau... Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sung sướng, vui vẻ. Khi còn trẻ bố là trụ cột chính trong gia đình (ông nội tôi mất sớm), bố phải lo toan gánh vác những lo lắng thường ngày, chăm sóc bà nội( năm nay bà đã 86 tuổi) và gia đình chúng tôi. Bước sang cái tuổi năm mươi, khi vừa mới bước vào ngưỡng nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với căn bệnh tiểu đường, khi phát hiện thì nó đã bước sang giai đoạn biến chứng. Và sau 8 năm  bố đã mãi mãi xa rời gia đình tôi!
Có thể thấy căn bệnh đã biến chứng từng ngày in dấu ấn lên cơ thể bố, thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt hiền từ dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt phúc hậu của bố.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách, tâm hồn của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Ngày ấy Gia đình tôi thuộc vào loại khá giả của vùng, rồi các căn bệnh biến chứng đã hành hạ bố tôi, mẹ đã cùng bố đi hết tất cả những bệnh viện có tiếng để chữa trị cho bố, bao nhiêu tiền của dành dụm của bố mẹ đã lần lượt theo bố đến các bệnh viện. Bệnh viện mắt Trung ương như nhà của bố vì mắt là biến chứng nhiều nhất, có những năm đến tận 25 tết bố và đứa em gái út mới về nhà ăn tết . Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng cho đến lúc bố không  thể đi được nữa!
     Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy. Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đi làm về, về đến nhà thì là lúc những cơn đau quằn quại lại trở về hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhúm chịu đựng những cơn đau vật vã, tôi không biết làm gì để mà giúp bố giảm bớt nỗi đau đớn phải chịu đựng. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố. Nếu làm được gì cho bố vào lúc ấy để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không? 
    Những lúc ấy, tôi chỉ biết nhìn bố, xoa dầu cho bố, vuốt ngực để bố vơi bớt đi cơn đau trong mình và có cái cảm giác ấm lòng khi có được sự chăm sóc của đứa con. Giá như ngày ấy tôi chăm sóc bố được nhiều hơn, an ủi bố được nhiều hơn, kiếm tiền được nhiều hơn cho bố chữa bệnh. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm. (Và khi bố ra đi mãi mãi tôi đã làm cho bố phải thất vọng! Bố ơi! Con xin lỗi bố!). Từ lúc chúng tôi còn nhỏ vì nhà toàn là con gái nên bố muốn chúng tôi phải học và kiếm lấy việc làm ổn định để sau này đỡ phải phụ thuộc vào chồng, đỡ khổ.
Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng vì xã hội ngày ấy, vì ông nội mất sớm nên bố phải nghỉ học. Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, con gái thì phải ngồi ăn như thế nào cho ra dáng con gái,cách làm người sao cho phải đạo, bố tôi nói sống phải có đạo đức, phải biết thương người lao động. Tôi phục bố lắm, bố đã chỉ cho tôi nhiều đạo lý - những điều mà mãi sau này tôi mới hiểu ra khi bước chân vào đời...
Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bởi bố đã cho tôi hiểu được cái điều rất bình dị mà lại rất khó đó là cách làm NGƯỜI. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, đứng đắn, kiên trì, chịu khó chịu khó, giàu đức hi sinh mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của Người. Trong những ngày cuối đời, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với "tử thần", bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, lúc trẻ khoẻ thì nai lưng ra làm lụng không tiếc sức để nuôi chị em chúng tôi khôn lớn, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, chị em tôi đã bắt đầu có lực báo đáp ơn sinh thành thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ bà nôi,bỏ mẹ, bỏ các cháu, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đã đi về một nơi rất xa mà không bao giờ chúng tôi có thể được nhìn lại dáng Người...
Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho đấng sinh thành, bỏ qua mọi giận hờn khi Người nóng giận và cất lời mắng mỏ, bởi đơn giản một điều bố mẹ luôn là người yêu thương nhất của chúng ta...
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này... Và bố hãy an lòng, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con! Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình, bố ơi... và ngày 17/10 âm lịch gần đến đó là ngày giỗ của Người, con nuốt lệ vào trong cố kìm nén nhưng sao sống mũi cứ cay cay. Bây giờ con đã hơn 30 tuổi đời có 2 đứa con xinh xắn và ngoan ngoãn, con hứa với vong linh của bố sẽ tận tâm chăm sóc bà nội, mẹ và chú nữa. Con yêu bố vô ngần, người bố của con.
Tôi viết bài này vì người bố kính yêu của mình

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011



 QUÊN

Rồi mai này anh sẽ quên em
Cô gái nhỏ thương anh nhiều biết mấy
Trước mắt anh-em kiên cường là vậy
Mà đêm về nước mắt ướt nhòe mi.

Rồi mai này khi đã chia ly
Tên em sẽ chìm vào muôn ngàn tên khác
Như một vật dư thừa anh vô tình đánh mất
Trong cuộc đời chẳng thiếu sự lỡ tay.

Rồi mai này.Ừ!mai này đây
Sẽ có một người lo cho em từng bước
Dạy em biết đặt niềm tin vào phía trước
Vào con người,vào sức mạnh tình yêu.

Người ấy dù mạnh mẽ bao nhiêu
Dù biết nhịn,biết chiều, biết nâng khi em ngã
Dù người ấy,sau này,biết là tất cả
Em cũng chẳng quên rằng đó không phải là anh.

.......................................................................
BUỒN

Gõ lạnh vào hồn tiếng nửa đêm,
Giấc mơ sao cũng chẳng êm đềm?
Mở mắt nhìn màn đêm trống rỗng,
Với tay cố níu một nỗi niềm...

Thoáng qua ý nghĩ bóng hình ai?
Cho tương tư gậm nhấm đêm dài.
Cho hoài niệm tô màu bóng tối,
Cho suy tư nghiền ngẫm ngày mai...

Giấc ngủ sao mời hoài không tới?
Để thao thức chi chuyện một thời?!
Cố nén cho lòng thôi mơ tưởng,
Nhưng tim vẫn nhịp - dẫu tả tơi...

Rôi thì tia nắng len khe cửa,
Thôi hãy gác lại chuyện ngày xưa.
Cuộc sống vốn vui, buồn là thế
Rồi trời sẽ lại sáng sau mưa...
................................................
Khói Lam Chiều

Khói lam chiều mây mờ giăng phủ
Tháng ngày buồn tình rũ...sương mơ
Ai gieo nỗi nhớ mong chờ
Đàn xưa lạc phím cung hờ hững buông.

Bến sông Tương mắt buồn nhung nhớ
Anh bây giờ đang ở...nơi đâu ?
Làm sao em nối nhịp cầu
Để người về bến giang đầu tìm nhau.!

Vầng trăng đơn bóng sầu lẻ bạn
Liễu rũ buồn cánh nhạn...kêu sương
Đèn hiu hắt rọi bên đường
Cô đơn chiếc bóng đêm trường...Anh hay ?!

Hương kỷ niệm vương đầy mắt lệ
Dấu ân tình không thể...lãng quên
Đêm nằm em khẽ gọi tên
Mà nghe nhung nhớ đọng trên mi sầu.

Mong thời gian vùi sâu dĩ vãng
Mây không còn lơ đãng...buồn trôi
Không còn nhặt lá sầu rơi
Không còn ngấn lệ đọng lời thơ xưa.

Mai nắng ấm vai kề má tựa
Kể anh nghe một thuở...xa xưa
Đời em cũng lắm nắng mưa
Bao nhiêu ngấn lệ ,bao mùa tuyết rơi.

Em ao ước mai nầy Xuân mới
Để hồn em phơi phới...như Xuân
Cho em nhỏ giọt lệ mừng
Lam chiều khói phủ xin đừng...nhé Anh.

.............................................................................................................


Nếu ... Nếu biết mình ko là của nhau
Thế tại sao mình lại còn gặp gỡ
Để chuyện tình mình thành 1 bài thơ dở
Suốt cuộc đời lại chẳng thể quên nhau

Nếu biết mình sẽ mãi chẳng thuộc về nhau
Sao ngày đó anh lại trao em nụ hôn vội
Để giờ đây em thấy trái tim mình có tội
Yêu anh rồi lại chẳng giữ nổi anh

Nếu biết rằng tình ấy sẽ qua nhanh
Em sẽ ko yêu anh nhiều đến thế
thời gian ơi hãy trôi thật chậm trễ
Để giây phút này em sẽ chẳng phải xa anh

.........................................................

Đã mấy hôm sao mình không thể viết...
Dòng thơ tình nay biền biệt nơi đâu...
Để từng đêm nghe giọt nhớ rơi sầu...
Đang dần thấm vào tâm hồn bé nhỏ !

Mưa vẫn cứ rơi đều qua lối ngõ...
Lặng đứng nhìn mưa nhỏ giọt buồn hơn...
Đèn hắt hiu soi tỏa bóng cô đơn...
Đêm quạnh vắng nghe hồn đang tê dại

Thời gian ơi có thể nào dừng lại...
Để ta về tìm lại dáng người thương...
Mưa vẫn rơi tí tách suốt đêm trường...
Buồn lạnh lẽo người thương ơi có biết

Đêm hiu hắt giọt sầu hoen mắt biếc
Từng giọt buồn đang tha thiết gọi tên
Lệ hay mưa đang đọng giọt môi mềm
Nghe thấm mặn giữa hồn đang đơn lạnh

Này mưa ơi ! đến bao giờ mới tạnh
Để nắng về sưởi ấm nỗi cô đơn
Cho mắt Em thôi đọng giọt tủi hờn
Cho môi nhỏ đượm nụ cười tươi thấm !

Người thương ơi ! Từ phương thời xa thẳm
Biết mưa buồn đang lạnh lắm hồn em
Nhìn mưa rơi tí tách giọt bên thềm
Buồn lắng đọng hồn em từng giọt nhớ !

 

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP TU NHẪN

1. Khi có ai nói gì xúc phạm đến, ta nên tỏ vẻ tự nhiên, nín đi nếu không đáng thì thôi, cần phải nói thì nên uốn lưỡi bảy lần suy nghĩ kỹ rồi sẽ nói.
2. Khi nóng giận thì đừng nói, chờ khi khác sẽ nói.
3. Tự trách mình sao còn nóng.
4. Phải xét kỹ mình như có chín phần phải vẫn còn một phần quấy, xét người chín phần quấy vẫn còn một phần phải.
5. Cẩn thận lời nói.
6. Nên nhớ: nín là vàng, nói là bạc.
7. Khi nóng giận nên chậm rãi uống vài ba chung nước mát.
8. Thà chịu nhục làm thinh, nhẫn đi tốt hơn để cho thời gian trả lời, thời gian là liều thuốc bổ, thời gian là ông thầy kiện minh oan cho mình.
Tôi thành tâm tha thiết nhắc lại là NHẪN, nhẫn là trượng phu, nhẫn là Hiền Thánh, nhẫn là nên Đạo. Nhẫn là làm nên việc lớn, nhẫn là bùa hộ thân, nhẫn là hoàn hảo . Tại sao ta xem thường được ? Ta bảo đảm nếu ai tu nhẫn được thì quyết định nên danh tốt và tu một kiếp này là đắc đạo vậy.
Kìa! Mây trắng nhẹ nhàng trời trong xanh, gió nhẹ đưa, giòng nước gợn trong veo . Trăng mùa thu, gió nhẹ xuân về.
Nhẫn ! Nhẫn ! Nhẫn !
Nhẹ nhàng an lạc như mây trắng nhẹ bay, như hoa xuân nở, như én trời bay, như buồm trương gió, như cá ngớp trời. Nhẹ nhàng cùng thiên nhiên.
“Lúc nào mây cũng nhẹ
Tia vàng phủ trên không
Bình minh Thái dương hồng
Chậu hoa vàng đơm bông,
Trải nắng pha sương hồng.
Bướm bay vòng nhỡn nhơ
Én trời bay lơ thơ
Yên ngồi thả hồn mơ
Vi vu gió tiếng tơ.
Ngoài sông buồm trương thuyền.
Theo đà gió nghiêng nghiêng
Trên cành cây chim chuyền
Nhà nung khói lên hiên.
Cá hồ sen ngớp trời.
Nuốt những hạt sao rơi.
Một vài cành hoa rơi
Gió nhẹ đưa hương trời.
Hay duyên với thành thơ
Trước mặt thật không mơ,
Không gian chảy sờ sờ
Thiên nhiên sẵn tinh cơ.”
*******************************************************************************
Nhẫn ! Nhẫn ! Nhẫn !
“Nhẫn là nguồn rộng bao la
Thế hết mê lầm chấp có ta
Trời sáng trong xanh đâu nổi sấm
Nước thanh ngần suốt chẳng đào ba.
Thánh nhân điềm tĩnh thường an lạc.
Tiểu tử hung hăng lắm thiết tha.
Của quí ngàn vàng không chuộc nhẫn.
Nhẫn thường tự tại chứng Ma Ha.M

Tiến trình chết của con người

Tiến trình chết của con người
Viết bởi Nguyên Liên   

Cổ thi có câu:
“Ta nay thấy người chết
Trong lòng nóng xót xa
Chẳng xót vì kẻ chết
Vì phải đến phiên ta”.
Bài thơ nói lên tâm trạng lo âu đầy sợ hãi của con người khi đối diện với cái chết mà một ngày nào đó sẽ đến phiên mình. Cuộc sống thì quá mong manh, cái chết lại chắc chắn. Do vậy, sống chết là vấn đề lớn, chúng ta dù cố né tránh cũng không thể thoát khỏi. Vì thế, chúng ta hãy can đảm đối diện với cái chết để tìm hiểu tiến trình chết của con người như thế nào? Sau khi chết con người đi về đâu? Ngõ hầu trong cuộc sống hiện tại chúng ta có sự định hướng và chuẩn bị tư lương trước một cuộc sắp đi xa này.

Trước khi đi vào tìm hiểu về tiến trình chết của con người, chúng ta thử sơ lược qua một vài quan điểm của các nhà khoa học, các nhà tôn giáo và của đạo Phật nói về cái chết và sau khi chết là hết hay còn.

I. Quan điểm chết của đạo Phật và các nhà khoa học, các nhà tôn giáo khác

Trạng thái chết và sau khi chết con người còn hay mất, nếu còn sẽ có sự tái sanh như thế nào, luôn là vấn đề nóng bỏng của các nhà tôn giáo, các nhà khoa học cũng như của đạo Phật. Có rất nhiều quan điểm được trình bày xoay quanh chủ đề này. Mỗi quan điểm đưa ra ít nhiều có sự biện minh cho quan điểm của mình là chính xác. Tựu trung, chúng ta có thể phân biệt thành ba quan điểm nổi bật trình bày trạng thái chết và sau khi chết như sau:

1. Quan điểm của các nhà khoa học (Duy vật)

Các nhà khoa học cho rằng con người là một dạng vật chất do tinh cha huyết mẹ cấu thành. Thân mạng này sau khi chết là hết, cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Như thế, các nhà khoa học chủ trương chỉ có đời hiện tại không có đời sau. Quan điểm này đạo Phật gọi là “Đoạn kiến ngoại đạo”.

Quan điểm con người sau khi chết là hết, sẽ đưa đến những định kiến sai lạc, đưa con người vào việc sống gấp, cố tận hưởng mọi khoái lạc, bất chấp những việc làm đầy tội lỗi... bởi con người không chịu trách nhiệm trước mọi việc làm của mình. Chủ nghĩa hiện sinh của Tây phương, hay đạo Ahum của Nhật Bản... cũng từ quan điểm này mà phát sanh.

2. Quan điểm của các nhà tôn giáo (Duy tâm)

Các nhà tôn giáo chủ trương con người sau khi chết thân thể tan rã và linh hồn sẽ đầu thai sang kiếp khác. Quá trình đầu thai theo họ, xoay quanh hai quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất, cho rằng con người sau khi chết tái sanh vào cảnh giới nào, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của Thượng đế. Quan điểm thứ hai là chúng sanh ở cảnh giới nào sẽ tiếp tục tái sanh vào cảnh giới đó. Ví như con người sau khi chết sẽ đầu thai tiếp tục làm người, loài trời sau khi chết sẽ tiếp tục đầu thai làm trời...

Quan điểm tái sanh tùy thuộc ý muốn của Thượng đế, hay hiện đời làm loài gì đời sau sẽ đầu thai tiếp tục làm loài đó. Quan điểm này, đạo Phật gọi là “Thường kiến ngoại đạo”.

3. Quan điểm của đạo Phật

Đạo Phật hoàn toàn không chấp nhận hai quan điểm trình bày trên. Đạo Phật cho rằng con người hay chúng sanh là một hợp thể của năm uẩn. Do vậy, khi con người chấm dứt thân mạng, phần sắc thân sẽ tan rã, tứ đại trả về với tứ đại nhưng phần tinh thần (thần thức) thì không hoại diệt.

Thần thức đó sẽ tùy theo nghiệp thiện hay ác đã tạo trong quá khứ mà thác sanh một trong sáu cảnh giới luân hồi. Trừ trường hợp người nào hiện đời có công phu tu tập, dứt trừ các hoặc nghiệp phiền não, thì sau khi chết không còn tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi.

Như thế, đạo Phật chủ trương chết chỉ là một quá trình vận động và thay đổi của con người từ một dạng xác thân này sang một dạng xác thân khác, dưới sự dẫn dắt của nghiệp lực. Chỉ khi nào con người tự chấm dứt được nghiệp, tức đạt đến cảnh giới Niết-bàn giải thoát, không còn lẩn quẩn trong vòng sống và chết đầy bi ai khổ lụy này.

II. Hiện tướng chết của con người

Thông thường, tất cả chúng sanh nói chung và con người nói riêng, trước khi chết đều có các tướng chết hiện ra. Những tướng chết hiện ra đối với con người, nhân gian thường gọi là “điềm” báo hiệu cái chết. Một số người thường hay cọ xát với việc sống chết, khi nhìn vào một số biểu hiện của người bịnh nặng nào đó, họ có thể đoán định người này sắp chết.

1. Hiện tướng chết của chư thiên (Ngũ tướng suy hao).

Trước khi tìm hiểu về các hiện tướng chết của con người, chúng ta thử tìm hiểu về các hiện tướng của chư thiên. Theo trong các kinh dạy, một vị thiên tử khi sắp chết sẽ có năm tướng suy hao hiện ra. Thuật ngữ chuyên môn của đạo Phật gọi là Ngũ tướng suy hao.

a. Y phục dính bụi: Do phước báo, thiên y của thiên tử không bao giờ dính bụi, nhưng khi có hiện tượng thiên y dính bụi thì đó là tướng chết của thiên tử hiện ra.

b. Vòng hoa trên đầu héo: Mỗi vị thiên tử đều có thiên quan làm bằng vòng hoa báu, luôn tươi tốt, rực rỡ, nhưng khi vòng hoa trên đầu tự nhiên rũ héo, đó là tướng chết của thiên tử hiện ra.

c. Hai nách chảy mồ hôi: Hai nách của thiên tử không bao giờ có mồ hôi như con người, nhưng khi hai nách chảy mồi hôi thì đó là tướng chết của thiên tử hiện ra.

d. Thân có mùi hôi: Thân thể của thiên tử luôn có mùi thơm ngào ngạt dễ chịu, nhưng khi trong thân bốc mùi hôi khó chịu thì đó là tướng chết của thiên tử hiện ra.

e. Không thích ngồi trên chỗ ngồi của mình: Trong cung điện mỗi vị thiên tử đều có thiên tòa riêng biệt và khi ngồi vào thì có cảm giác an ổn khoái lạc, nhưng khi không thích ngồi trên thiên tòa thì đó là tướng chết của thiên tử hiện ra.

2. Hiện tướng chết của con người.

Thiên tử trước khi chết có ngũ tướng suy hao, còn con người trước khi chết có những hiện tướng gì? Theo trong Thọ mai gia lễ, hiện tướng chết của con người đại để chia thành ba phần, đó là biến tướng, cử chỉ thay đổi và lời nói khác thường.

a. Biến tướng (dung mạo có sự biến đổi).

- Hai vầng thái dương tối đen, quanh miệng có màu vàng hoe bao bọc.
- Lưỡi đen hoặc trở nên xanh lè.
- Đầu sống mũi xiên vẹo.
- Hai gò má tự nhiên bị lệch.
- Hai mắt long lanh sáng ngời.
- Mắt ưa nhìn trộm, nhưng khi người khác nhìn lại thì tránh đi.

b. Cử chỉ thay đổi.

- Thích cạy răng và gãy móng tay.
- Hay vuốt mắt và vuốt tóc.
- Ưa vân vê tà áo cho có nếp vuông.
- Hay nói lảm nhảm một mình và liếm môi.
- Những người bịnh tự nhiên từ bàn chân đến đầu gối sưng lên rồi xẹp xuống hai lần.

c. Lời nói khác thường:

- Hay nói chuyện nhân nghĩa vu vơ để tỏ rõ lòng mình.
- Hay nói chuyện chán đời.
- Hay nói chuyện mai hậu.
- Hay thở dài chép miệng, con mắt lờ đờ ưa ngó xa xăm.
- Tự nhiên nói chuyện hậu sự, chia của cải cho người khác.

Như vậy, nếu người bịnh có một trong vài hiện tướng kể trên, tức tướng chết hiện ra, báo hiệu người này sắp chết. Với các hiện tướng như thế, người trợ niệm cần phải nắm rõ để tùy cơ nghi niệm Phật trợ niệm cho người sắp chết, mới được thành tựu.

3. Giải thích về một số hiện tượng khác trước khi chết

Ngoài ra, có một vài hiện tượng biểu hiện của con người trước khi chết, như tự nhiên đột tỉnh, bắt chuồn chuồn, thở mang cá, chết đi sống lại, khi chết hộc máu... Giải thích các hiện tượng này đại để như sau:

Hiện tượng người bịnh nằm mê man, đột nhiên tinh thần có sự tỉnh táo, thân thể tự nhiên khỏe mạnh, hoặc nói cười sảng khoái... đây là hiện tượng bừng tỉnh trước khi chết. Cũng như ngọn đèn trước khi tắt, ánh lửa tự nhiên rực sáng, hiện tượng người bịnh tự nhiên đột tỉnh cũng như thế. Thông thường người bịnh rơi vào trường hợp này thì khoảng hai tiếng đồng hồ sau sẽ chết.

Hiện tượng bắt chuồn chuồn là tay người hấp hối quơ cào trên không... đây là một hình thức thể hiện sự cố gắng kháng cự lại cái chết, cố gắng níu kéo sự sống của người hấp hối. Bởi vì, phần nhiều con người ai cũng đều tham sống sợ chết. Hiện tượng thở mang cá: con cá thở bằng mang, hơi thở của nó rất yếu và chậm. Người hấp hối ở thời điểm thở mang cá tức hơi thở đã đuối dần, để rồi chuyển qua giai đoạn tắt hơi.

Hiện tượng chết rồi sống lại, do vì con người mới chết, thời điểm hơi thở mới tắt, nhịp tim tuy ngưng đập, nhưng thần thức của người này vẫn chưa ra khỏi thể xác, ở giai đoạn này con người được tính là chưa chết. Vì thế họ có thể tỉnh lại, sống lại. Hiện tượng người chết khi có người vào tự nhiên hộc máu, đấy là giữa người chết và người sống đó, khi sống có sự oán hận lẫn nhau, hoặc đôi khi người chết có nhiều việc oan ức chưa kịp bày tỏ, khiến tâm thức cảm thấy bực tức, sân hận, biểu hiện ra bằng hình thức máu hộc ra bên ngoài...

III. Trạng thái chết

Trạng thái chết và sau khi chết là một vấn đề khó lý giải, nếu không nói là việc làm không tưởng đối với hạng người chưa chứng ngộ như chúng ta. Do vậy, tất cả những vấn đề được đặt ra và trình bày trong bài viết này chúng tôi đều y cứ theo kinh điển.

1. Các nguyên nhân dẫn đến cái chết


Ngọn đèn dầu tắt là do bốn nguyên nhân, một là dầu hết, hai là bị gió thổi, ba là vừa hết dầu lại có ngọn gió thổi, và bốn là do nguyên nhân khách quan khác. Cũng vậy, con người sở dĩ chết, theo đạo Phật cũng không ra ngoài một trong bốn nguyên nhân sau:

a. Sự kiệt lực của nghiệp tái tạo: Thân mạng con người sở dĩ tồn tại là do nghiệp. Khi năng lực nghiệp (làm người) từ quá khứ đã hết thì những sanh hoạt của nguồn cơ thể ở trong đó cũng chấm dứt.

b. Tuổi thọ hết: Tuổi thọ dài hay ngắn tùy theo phước báo của mỗi cảnh giới. Khi tuổi thọ con người đã hết, thường tuổi thọ của con người trong giai đoạn hiện nay trung bình là bảy mươi lăm tuổi, dù nghiệp lực chưa chấm dứt con người cũng phải chết.

c. Nghiệp tái tạo và tuổi thọ đồng chấm dứt: Khi nghiệp tái tạo (nghiệp làm người) và tuổi thọ đồng một lúc chấm dứt thì con người phải chết.

d. Một nghiệp lực ngược chiều ngăn chặn nghiệp tái tạo: Trường hợp nghiệp tái tạo chưa hết, tuổi thọ chưa chấm dứt, nhưng do một nghiệp lực ngược chiều thật mạnh ngăn chặn nghiệp tái tạo, rơi vào trường hợp này, con người cũng chết. Những cái chết đột ngột, bất đắc kỳ tử... đều rơi vào tình huống này.

Trong kinh Dược sư có nêu chín thứ chết yểu (ăn không đúng lượng, ăn thức ăn không tiêu, ăn không tiêu lại ăn nữa, vật sống không nôn ra, vật chín lại giữ lâu, không gần thầy thuốc, với việc đã qua không biết nên giảm hay nên tăng, chẳng phải thời làm hạnh bất tịnh, chẳng phải lượng làm hạnh bất tịnh) cũng thuộc trường hợp này.

Sự chấm dứt thân mạng của con người không thoát ra ngoài một trong bốn trường hợp kể trên. Do vậy, chúng ta dễ cảm nhận được thân phận mong manh “đèn treo trước gió của đời người”. Chỉ có việc xả - ly huyễn thân chứng đắc Pháp thân, chúng ta mới có thể an tâm yên nghỉ, mới là làm xong việc lớn. Nào, ai là bạn tri âm!

2. Tiến trình chết của sắc thân

Khi con người chết, trải qua hai tiến trình là tiến trình chết của sắc thân và tiến trình chết của tâm thức.

Sắc thân con người hay chúng sanh vốn do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) giả hợp mà thành. Do vậy, khi thân này mạng chung tứ đại sẽ trở về với tứ đại. Nói cách khác, tiến trình chết của con người là tiến trình phân tán của tứ đại. Tiến trình chết nơi sắc thân con người lần lượt diễn bày như sau:

a. Địa đại lấn áp thủy đại: Đầu tiên người bệnh cảm thấy cơ thể nặng nề, mệt mỏi, các đốt xương trong thân nhức mỏi vô ngần. Thế nên bịnh nhân có các hiện tượng như tay chân co rút, gân mạch run rẩy... Đây là trạng thái địa đại lấn áp thủy đại.

b. Thủy đại lấn áp hỏa đại: Tiếp theo bệnh nhân cảm thấy như có một luồng hơi lạnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, khiến toàn thân lạnh cóng tợ như nằm trên băng tuyết... Thế nên bệnh nhân có các hiện tượng: hơi thở buốt lạnh, tứ chi lóng cóng... Đây là trạng thái thủy đại lấn áp hỏa đại.

c. Hỏa đại lấn áp phong đại: Giai đoạn này mạng sống chỉ còn một nửa. Bấy giờ người hấp hối cảm nhận như một luồng hơi cực nóng từ bên ngoài thổi vào thiêu đốt cơ thể, sự nóng bức còn hơn ngồi trên hố lửa... Thế nên bệnh nhân có hiện tượng sắc mặt ửng đỏ, ngực ran nóng, tinh thần tối tăm. Đây là trạng thái hỏa đại lấn áp phong đại.

d. Phong đại phân ly: Sau cùng, bệnh nhân cảm nhận như có một luồng gió cực mạnh thổi bạt làm cho cơ thể tan nát như vi trần, đau đớn rã rời. Đến giai đoạn này xác thân đã chết, bốn đại đều phân tán, các giác quan đều bại hoại, chỉ còn thần thức chuẩn bị lìa khỏi thân để tùy theo nghiệp duyên đã tạo trong quá khứ và hiện tại mà tái sanh vào các cảnh giới tương ứng.

Sự chấm dứt thân mạng của con người quả thật là vô cùng đau đớn. Nỗi đau đớn khi tứ đại phân tán, trong kinh đức Phật đã dùng rất nhiều ví dụ để diễn bày. Đại để Ngài dạy rằng, nỗi khổ của con rùa bị đem đốt trên đống lửa cũng không thể sánh bằng nỗi khổ đau của con người khi tứ đại phân ly. Trong sự đau đớn tột cùng của xác thân ấy mấy ai là người có thể làm chủ, có thể an lòng nhớ Phật niệm Phật. Nếu chúng ta suốt đời không nỗ lực dụng công tu hành thì làm sao thoát ra khỏi cảnh “Thiên đường hữu lộ vô nhân vấn. Địa ngục vô môn hữu khách tầm”.

3. Tiến trình chết của tâm thức

Sau khi tứ đại phân ly, tâm thức người chết rơi vào trạng thái hôn muội mà không có chiêm bao. Bấy giờ minh liễu ý thức không có tác dụng hiện khởi, không thể biết được cảnh sở duyên của sáu chuyển thức. Tâm thức của con người sẽ tùy theo sự chỉ đạo của Nghiệp đã tạo, từ đó diễn tiến Hiện tượng của nghiệp và Biểu hiện lâm chung có đau khổ hay hạnh phúc dẫn dắt thần thức đi tái sanh.

Theo Phật giáo, có ba giai đoạn xuất hiện cho con người thấy khi sắp lâm chung, đó là Nghiệp, Hiện tượng của nghiệp và Biểu hiện lâm chung.

Nghiệp là những hành động thường ngày huân tập, đến khi lâm chung tâm thức sẽ nhớ lại rõ ràng. Hiện tượng của nghiệp là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức người lâm chung dưới hình thức sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Biểu hiện lâm chung là dấu hiệu có tương quan đến cảnh giới mà người chết sắp tái sanh, khiến họ có những biểu lộ lo âu hoặc vui mừng.

Một người lâm chung và tái sanh vào cảnh người thì đối tượng của phần tư tưởng cuối cùng là nghiệp lành. Hiện tượng của nghiệp này là họ thấy mình đang lễ Phật hay làm việc bố thí... Biểu hiện lâm chung là thân không bệnh khổ, sanh lòng chánh tín, quy y Tam bảo...

Tâm thức tái sanh đó gọi là Tán hữu tâm hay Sanh tử tâm. Tâm này vô cùng nhạy cảm, có công năng dẫn dắt thần thức đi tái sanh vào các cảnh giới tương ưng. Cảnh giới thác sanh khổ đau hay hạnh phúc hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực hiện tiền mà mỗi người đã tác tạo và những sự trợ duyên hộ niệm của Tăng Ni cùng Phật tử lúc thần thức chuẩn bị tái sanh.

IV. Xác định cảnh giới tái sanh

Con người lúc sắp chết do sự diễn tiến của nghiệp và hiện tượng của nghiệp mà có biểu hiện lâm chung mỗi người mỗi khác. Cũng như khi sắp chết, xác thân sẽ có những chỗ nóng ấm sau cùng. Tìm hiểu biểu hiện lâm chung và hơi nóng đi ra cuối cùng trên xác thân người chết, chúng ta có thể biết được cảnh giới họ đang chuẩn bị tái sanh. Việc xác định cảnh giới tái sinh của người sắp chết có thể dựa vào hai hình thức sau.

Xác định dựa vào hơi nóng sắc thân

Con người khi chết toàn thân lạnh dần, chỗ nào trên cơ thể còn hơi nóng sót lại là nơi đó thần thức xuất ra khỏi thân. Chỗ nóng sau cùng trên cơ thể người chết giúp chúng ta xác định được cảnh giới tái sanh của họ. Bài kệ trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận đã chỉ rõ cho chúng ta vấn đề này.

Đảnh sanh cõi Thánh, mắt sanh Trời
Bụng nóng Ngạ quỷ, tim nóng Người
Bàng sanh nóng ở nơi đầu gối
Nóng ở bàn chân Địa ngục thôi.

Ví như chúng ta sờ vào cơ thể người mới chết, nếu thấy toàn thân lạnh hết, chỉ còn hơi nóng ở đỉnh đầu, tất biết người đó được vãng sanh Tịnh độ. Hoặc như toàn thân lạnh hết nhưng còn hơi nóng giữa hai con mắt, tức biết người đó sẽ tái sanh về cảnh trời. Hoặc toàn thân lạnh hết nhưng hơi nóng vẫn còn nơi ngực, tức biết được người đó sẽ tiếp tục tái sanh vào cảnh người... Các cảnh giới còn lại chúng ta có thể xác biết qua hơi nóng còn sót lại nơi nào trên cơ thể người mới chết như bài kệ trên đã trình bày.

Có điều, chúng ta cần nên tránh sự hiếu kỳ quá đáng, tìm kiếm hơi nóng làm động chạm cơ thể người chết, khiến họ phát sanh phiền não rất dễ đọa lạc. Việc dò biết hơi nóng này, nên để những vị tu hành có định lực cao, các Ngài có năng lực vận chuyển hơi nóng đi lên, xác định cảnh giới sắp tái sanh của người mới chết để tìm phương cứu độ.

2. Xác định theo biểu hiện lâm chung

Con người sau khi chết tùy nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ưng. Do thần thức cảm nhận cảnh giới tái sanh khổ đau hay hạnh phúc mà tâm thức có lo âu hay sung sướng, biểu hiện qua hình thức trước khi chết. Cho nên, nhìn vào biểu hiện lâm chung của người sắp chết, hoặc chết đau khổ hay chết nhẹ nhàng, chúng ta có thể đoán định được cảnh giới tái sanh của họ.

Đại để người nào sắp sanh về cảnh giới Tịnh độ, thì chánh niệm phân minh, biết trước giờ chết, nói bài kệ từ biệt đại chúng... Người nào sắp tái sanh về cõi trời... thì biểu hiện sung sướng, thân tâm thơ thới, miệng mỉm cười... Người nào sắp đọa vào một trong tứ ác thú, thân thể biểu hiện có sự run sợ, mình mẩy xú uế, tay chân quờ quạng... Chung quy, do cảnh giới tái sanh có đau khổ hay hạnh phúc khác nhau, mà người chết có những biểu hiện lâm chung không giống nhau (Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày kỹ nơi tiết “Các cảnh giới tái sanh”)

Trong kinh Pháp cú câu 253, đức Phật dạy: “Thân ông bây giờ như lá héo! Sứ giả thần chết đang chờ ông! Ông đang đứng trước ngưỡng cửa tử vong! Ông sắp phải làm cuộc lữ hành trên đường trường của cái chết. Vậy mà sao ông chưa chuẩn bị lương thực gì cả?” Chúng ta đang sống và chuẩn bị làm lữ khách trên đường trường của cái chết. Sống và chết luôn là hai việc lớn nhất của đời người, chúng ta dầu có muốn hay không cũng không thể tránh khỏi cái chết. Ai là người có chút lo xa chẳng thể dửng dưng qua ngày, buông thả đời mình trong nhục dục, mà ngay bây giờ hãy chuẩn bị lương thực Tín, Hạnh, Nguyện đừng để phải rơi vào cảnh: “Tiền lộ mang mang vị tri hà vãng” (Quy sơn cảnh sách).