Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP TU NHẪN

1. Khi có ai nói gì xúc phạm đến, ta nên tỏ vẻ tự nhiên, nín đi nếu không đáng thì thôi, cần phải nói thì nên uốn lưỡi bảy lần suy nghĩ kỹ rồi sẽ nói.
2. Khi nóng giận thì đừng nói, chờ khi khác sẽ nói.
3. Tự trách mình sao còn nóng.
4. Phải xét kỹ mình như có chín phần phải vẫn còn một phần quấy, xét người chín phần quấy vẫn còn một phần phải.
5. Cẩn thận lời nói.
6. Nên nhớ: nín là vàng, nói là bạc.
7. Khi nóng giận nên chậm rãi uống vài ba chung nước mát.
8. Thà chịu nhục làm thinh, nhẫn đi tốt hơn để cho thời gian trả lời, thời gian là liều thuốc bổ, thời gian là ông thầy kiện minh oan cho mình.
Tôi thành tâm tha thiết nhắc lại là NHẪN, nhẫn là trượng phu, nhẫn là Hiền Thánh, nhẫn là nên Đạo. Nhẫn là làm nên việc lớn, nhẫn là bùa hộ thân, nhẫn là hoàn hảo . Tại sao ta xem thường được ? Ta bảo đảm nếu ai tu nhẫn được thì quyết định nên danh tốt và tu một kiếp này là đắc đạo vậy.
Kìa! Mây trắng nhẹ nhàng trời trong xanh, gió nhẹ đưa, giòng nước gợn trong veo . Trăng mùa thu, gió nhẹ xuân về.
Nhẫn ! Nhẫn ! Nhẫn !
Nhẹ nhàng an lạc như mây trắng nhẹ bay, như hoa xuân nở, như én trời bay, như buồm trương gió, như cá ngớp trời. Nhẹ nhàng cùng thiên nhiên.
“Lúc nào mây cũng nhẹ
Tia vàng phủ trên không
Bình minh Thái dương hồng
Chậu hoa vàng đơm bông,
Trải nắng pha sương hồng.
Bướm bay vòng nhỡn nhơ
Én trời bay lơ thơ
Yên ngồi thả hồn mơ
Vi vu gió tiếng tơ.
Ngoài sông buồm trương thuyền.
Theo đà gió nghiêng nghiêng
Trên cành cây chim chuyền
Nhà nung khói lên hiên.
Cá hồ sen ngớp trời.
Nuốt những hạt sao rơi.
Một vài cành hoa rơi
Gió nhẹ đưa hương trời.
Hay duyên với thành thơ
Trước mặt thật không mơ,
Không gian chảy sờ sờ
Thiên nhiên sẵn tinh cơ.”
*******************************************************************************
Nhẫn ! Nhẫn ! Nhẫn !
“Nhẫn là nguồn rộng bao la
Thế hết mê lầm chấp có ta
Trời sáng trong xanh đâu nổi sấm
Nước thanh ngần suốt chẳng đào ba.
Thánh nhân điềm tĩnh thường an lạc.
Tiểu tử hung hăng lắm thiết tha.
Của quí ngàn vàng không chuộc nhẫn.
Nhẫn thường tự tại chứng Ma Ha.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét