Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

" Cuộc đời là biển khổ " 
Kinh phật có câu: "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển". Thật thế ! Cõi đời không vui, cõi đời toàn là khổ. Những niềm vui nếu có cũng chỉ là tạm bợ, hào nhoáng như một lớp sương bên ngoài mà thôi; chứ bản chất của cõi đời là đau khổ. Cõi đời là một biển khổ đầy mồ hôi và nước mắt, trong ấy chúng sinh đang bơi lội, hụt lặn, chìm nổi, trôi lặn. Ðó là sự thật. Nhưng sự thật ấy, không ai nhìn thấy một cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng.

  
Sự khổ của thế gian còn được gọi " Khổ đế " .Khổ đế do chữ Dukkha mà ra. "Du", nghĩa là khó; "kkha" là chịu đựng, khó kham nhẫn. Dukkha nghĩa là những đau đớn , khó chịu , khó khăn ..... mà con người phải chiu đựng. Khổ đế là những nỗi khổ trên thế gian, nhữn sự thật rõ ràng minh bạch không ai có thể chối cãi được.
  Luận về sự khổ trên thế gian thì có rất nhiều những khổ nạn mà không thể kể hết, nhưng theo căn cứ " kinh phật " có thể chia ra làm " bát khổ " ( tám khổ nạn ).

1 . SANH KHỔ ( khổ khi sanh , và bị sanh )

Sự sinh sống của con người thỳ có 2 phần khổ đó là " khổ khi sanh " và " khổ trong đời sống ". "Sanh khổ " là cái khổ mà cả người mẹ và người con phải chịu khi sanh ra và được sanh ra.
Khi người mẹ mới có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, rã rượi, bất thần...Thai mỗi ngày mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Ðến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ không sao nói xiết. Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu dơ uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng, vì tinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém. Còn rủi bị nghịch thai, thì mẹ phải bị mổ xẻ, đau đớn nhiều nữa. Có khi sau một lần sinh bị giải phẩu, mẹ phải chịu tật suốt đời.

Còn con, từ khi mới đầu thai cho đến lúc chào đời, cũng phải chịu nhiều điều khổ sở. Trải qua chín tháng mười ngày, con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn cả lao tù ! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy. Ðến kỳ sanh sản, thân con phải chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép bốn bể, nên khi vừa thoát ra ngoài, liền cất tiếng khóc vang: "khổ a ! Khổ a !". Thật đúng như hai câu thơ của Ôn Như Hầu: 
"Thảo nào lúc mới chôn nhau
Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !"

2. LÃO KHỔ ( khổ khi già )
Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém, nên khổ thể xác lẫn tinh thần.

Khổ thể xác. Càng già, khí huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng, lục phủ càng ngày càng mỏi mệt, hoạt động một cách yếu ớt; bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại, như mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn, việc gì cũng nhờ vả kẻ khác.
Khổ tinh thần. Người xưa có nói: "Ða thọ, đa nhục". Thật thế, tuổi nhiều, nhục lắm ! Càng già thân thể càng suy kém thì trí tuệ cũng càng lu mờ. Do đó, sanh ra lẫn lộn, quên trước, nhớ sau, hành động như kẻ ngây dại: ăn dơ, uống bẩn; nói năng giống người mất trí; ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi; có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ. Thật đúng là "Lão khổ".

3. BỆNH KHỔ ( khổ khi bệnh )
Thân đã đau, mà tiền lại hết. Có nhiều người sau một ậnnn đau, chỉ còn hai bàn tay trắng ! Cho nên ngạn ngữ có câu: "Không đau tao giàu biết mấy". 
Bệnh tật làm cho lục thân quyết thuộc buồn rầu, lo sợ. Mỗi lần trong nhà có người đau, thì cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên, quên ăn quên ngủ, biếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm. thật đúng là "Bệnh khổ".

4. TỬ KHỔ ( Khổ khi chết )
Người bệnh khi hấp hối bị hành xác rồi mới biết cái chết là đáng sợ. người sắp chết, mệt ngột không ngằn, trợ mắt, méo miệng, giựt gân chuyển cốt, uốn mình, giăng tay, bẻ chân...Trong lúc ấy tai hết nghe, mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói.
Khi sắp chết, tâm thần rối loạn, sợ hãi vô cùng: phần xót thương cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt, phần lo mình một thân cô quạnh, bước sang thế giới mịt mù xa lạ. Thật không còn gì đau khổ bằng phút chia ly vĩnh viễn này ,  đó chính là " Tử Khổ " !

5. ÁI BIỆT LY KHỔ ( yêu nhau mà không được bên nhau là khổ )Trong tình yêu đôi lứa, hay giữa vợ chồng, con cái, anh đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly có hai loại: sanh ly và tử biệt.

Sanh ly khổ.  Đang sống đầm ấm vui vầy, hạnh phúc bỗng vì hoàn cảnh bắt buộc, hay vì một tai họa thình lình xảy đến, làm cho mỗi người bơ vơ thất lạc mỗi nơi: kẻ đầu này trông đợi, người gốc kia nhớ chờ. thật đau lòng xót dạ ! Người đời thường nói: "Thà lìa tử, chứ ai nỡ lìa sanh?". Ðó là cái khổ của "Sanh ly". 

Tử biệt khổNhưng mặc dù xa cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ; chứ chết rồi bao thuở được vum vầy? Vì vậy, đứng trước cảnh chết, là một sự biệt ly vĩnh viễn, con người không ai là chẳng khổ đau. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người đau đớn, tuyệt vọng đến nỗi toan chết theo người quá cố. Ðó là cái khổ của "tử biệt".

6. CẦU BẤT ĐẮC KHỔ ( khổ khi thất vọng, thất bại...)Ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Số người được toại nguyện thì quá hiếm hoi, mà kẻ thất bại, bất như ý thì không sao kể xiết. Bỏ năng lực, lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành công. Thế rồi, chẳng may những điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến.

Thất vọng vì công danh,
thất vọng vì phú quý , thất vọng vì tình duyên
Ðấy là "Cầu bất đắc khổ".

7. OÁN TẮNG HỘI KHỔ ( ghét nhau mà vẫn phải ở bên nhau )
Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly; cũng như ở trong cảnh hờn ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng oái oăm thay ! Ở đời khi mong muốn được hội ngộ, lại phải chia ly , cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải sống chung đụng nhau hằng ngày ! 
Có câu "Thấy mặt kẻ thù, như kim đâm vào mắt; ở chung với người nghịch, như nếm mật, nằm gai".
==> Ghét nhau mà  vẫn phải ở bên nhau đó chính là " Oán tắng hội khổ " !
8. NGŨ ẤM XÍ THẠNH KHỔ ( khổ về thân thể )
Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm món che đậy): sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm nên cái thân con người mới chịu những cái khổi sau đây: 

Bị luật vô thường chi phối không ngừng, từ trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết, luôn luôn làm cho con người phải lo sợ, buồn phiền. 
Bị thất tình, lục dục lôi cuốn, làm cho con người phải đắm nhiểm sáu trần, phải khổ lụy thân tâm. 
Bị vọng thức điên đảo chấp trước, nên con người nhận thức một cách sai lầm: có ta, có người, còn mất, khôn dại, có không, và sanh ra rầu lo, khổ não. 
Ấy là "Ngũ ấm xí thạnh khổ."